Nhân viên cứu hộ sơ tán một cư dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt gần đập Wangjiaba trên sông Hoài ở Phù Nam, tỉnh An Huy, Trung Quốc vào ngày 21/7/2020. Ảnh: Reuters |
Trích dẫn cơ quan kiểm soát lũ địa phương, Tân Hoa Xã cho biết, vụ sạt lở xảy ra vào ngày 21/7 khi 1,5 triệu mét khối đất rơi xuống một nhánh của sông Trường Giang gần thành phố Ân Thi thuộc tỉnh Hồ Bắc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết.
Cơ quan thời tiết Trung Quốc ngày 22/7 cho biết nước này đã hứng chịu những cơn mưa xối xả trong tuần này, làm tăng thêm rủi ro lũ lụt trên khắp đất nước.
Cảnh báo màu đỏ đã được tuyên bố tại các tỉnh An Huy và Giang Tây, những nơi bị chia cắt bởi sông Trường Giang. Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cũng đã cảnh báo vào ngày 21/7 rằng mực nước ở sông Trường Giang các hồ liền kề sẽ tiếp tục tăng.
Các quan chức của Bộ này cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ mực nước tại đập Tam Hiệp, nơi đang chứa lượng nước khổng lồ để giảm bớt rủi ro lũ lụt ở hạ lưu và hiện cao hơn 16 mét so với mức cảnh báo chính thức.
Những con đập khổng lồ của Trung Quốc đã được kiểm tra nghiêm ngặt trong những tuần gần đây.
Darrin Magee, giáo sư tại Đại học Hobart và William Smith, Mỹ, người am hiểu về các vấn đề về nước ở Trung Quốc cho biết, các con đập ngăn chặn dòng chảy trầm tích và làm giảm khả năng của vùng đồng bằng và vùng ngập nước ở hạ lưu để hấp thụ nước lũ.
“Nhu cầu tạo ra năng lượng cũng có thể làm giảm các nỗ lực kiểm soát lũ lụt”, ông Magee nói thêm.
“Kiểm soát lũ lụt đòi hỏi phải giữ nước và sản xuất điện đòi hỏi phải thoát ra ngoài”, ông Magee nhấn mạnh.