(TN&MT) – Sau khi các nhà khoa học cho biết năm 2014 là năm nóng kỷ lục, ngày 22/1, Liên Hợp Quốc yêu cầu các nước phải trình kế hoạch cắt giảm phát thải khí nhà kính như việc xây dựng một thỏa thuận tại Paris vào tháng 12 để hạn chế sự nóng lên toàn cầu.
Chính phủ các nước đã đồng ý hạn chót chưa chính thức vào ngày 31/3 phải trình kế hoạch làm cơ sở thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc để giảm biến đổi khí hậu, hậu quả mà gần như tất cả các nhà khoa học khí hậu cho rằng do lượng khí thải từ khí nhà kính do con người tạo ra.
Bà Christiana Figueres, Trưởng Ban Thư ký về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc cho biết, cuộc họp ở Paris là một cơ hội để đánh dấu "sự hướng tới nền kinh tế toàn cầu loại bỏ cácbon, tiến tới điều hoà khí hậu trong nửa sau của thế kỷ XXI.
Ngày 31/1/2014, một nhân viên của SABESP, một doanh nghiệp bang Sao Paulo của Brazil chuyên cung cấp dịch vụ cấp nước và xử lý nước thải cho các khu vực dân cư, thương mại và khu công nghiệp nhìn vào mặt đất nứt nẻ ở đập Jaguary, Braganca Paulista, cách Sao Paulo 100km (Ảnh: Reuters)
Ban thư ký của Liên Hợp Quốc đã công bố một trang web để thu thập các kế hoạch quốc gia.
Tuần trước, cả Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đều nói rằng năm 2014 là năm nóng nhất kể từ năm cuối thế kỷ 19.
Ông Alden Meyer thuộc tổ chức Liên hiệp các khoa học quan tâm cho rằng hiện tướng nóng kỷ lục năm 2014 là "một dấu hiệu thêm vào cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề khí hậu". Ông cũng cho rằng các nước nên khẩn trương lập kế hoạch khí hậu để trình lên Liên Hiệp Quốc.
Một trong những nước sản xuất khí thải nhà kính nhiều nhất thế giới như Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu đã vạch ra kế hoạch khí hậu nhưng nhiều chi tiết vẫn chưa được rõ ràng.
Mai Đan
Theo Reuters