Lạng Sơn: Cần bảo vệ cây ngũ sắc

26/12/2017 21:59

(TN&MT) - Những ngày này, cây ngũ sắc hay còn gọi cây Bông Ổi, Trâm Ổi hoặc Mã Anh Đơn...đang được săn lùng tại nhiều xã: Gia Lộc, Thượng Cường, Quan...

(TN&MT) - Những ngày này, cây ngũ sắc hay còn gọi cây Bông Ổi, Trâm Ổi hoặc Mã Anh Đơn... tên khoa học Lantanna camara, thuộc họ cỏ roi ngựa, cây này có tác dụng chữa viêm xoang mũi, hạ sốt, tiêu độc, rắn cắn và thành phần chính trong nhiều thang thuốc đông y chữa trị bệnh, đang bị người dân xã Gia Lộc, Thượng Cường của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn khai thác vô tội vạ.

Qua tìm hiểu, cây ngũ sắc thường mọc dại ở bãi đất hoang, chân đồi rừng... do cây ngũ sắc có hoa nhiều màu sắc khác nhau đẹp mắt và thân già thường có các bìu to sần sùi lạ mắt, tạo thành loại cây cảnh đẹp và lạ. Vì vậy, thời gian qua, loài cây này đang được săn lùng tại nhiều xã: Gia Lộc, Thượng Cường, Quan Sơn... huyện Chi Lăng và một số xã lân cận khác thuộc huyện Văn Quan.

Có mặt tại thôn Lũng Mần, xã Gia Lộc, chúng tôi tìm đến chủ hộ tên Văn, trong sân có khoảng 10 gốc cây ngũ sắc còn nguyên rễ bám đầy đất và thân hình sần sùi lạ mắt. Người này cho biết: Khoảng 2 tháng trở lại đây có thương lái vào tận nhà đặt vấn đề thu mua gốc cây ngũ sắc,  tuỳ thuộc vào từng gốc cây rồi sẽ trả giá phù hợp. Theo đó, gốc to và thân hình đẹp, lạ sẽ có giá khoảng từ 300.000 - 500.000 đồng, còn gốc bé sẽ có giá thấp hơn đôi chút.
anh cây trâm ổi
Cây Trâm Ổi 
Một người dân xã Gia Lộc cho biết, tuy gốc cây có giá trị không cao nhưng vào thời điểm nông nhàn, chúng tôi lên rừng tìm mỗi ngày cũng được một đến hai gốc rồi đào mang về nhà, cứ được khoảng 10 gốc sẽ có người đến tận nhà thu mua. Tính ra mỗi ngày cũng kiếm được từ 200.000 - 300.000 đồng. Tất cả được thương lái gom lại và vận chuyển vào miền Nam tiêu thụ, còn sau đó cung đường di chuyển của những cây ngũ sắc tới tận đâu người dân chúng tôi không hề biết.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Trong khu vực các thôn Lũng Mần, Lũng Mắt và thôn Nà Mần mỗi ngày có khoảng 20 - 30 người đi tìm gốc cây ngũ sắc. Mỗi ngày họ toả ra khắp các chân đồi, bìa rừng lân cận để tìm kiếm các gốc cây to và đẹp để đào mang về bán.
anh
Cây Trâm Ổi được mua làm cây cảnh
Một vị lãnh đạo xã Gia Lộc cho biết: Tình trạng người dân trên địa bàn xã tìm gốc cây ngũ sắc đem bán diễn ra từ hai tháng nay. Thời gian gần đây, xã đã vận động người dân không lên rừng tìm cây ngũ sắc đem bán, tuy nhiên vẫn chưa chấm dứt được tình trạng trên. Bởi hiện nay ngoài việc tuyên truyền vận động thì UBND xã chưa có chế tài để xử lý dứt điểm…

Trong khi chính quyền chưa có chế tài xử lý, thì người dân vẫn vô tư tìm kiếm, tận diệt cây ngũ sắc để bán cho thương lái kiếm tiền, với một mục đích: Làm cây cảnh! Không biết giá trị cây cảnh của loài cây này tới đâu, nhưng trước mắt ở các địa phương này dần không còn xuất hiện loài cây dược liệu quý hiếm này nữa.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lạng Sơn: Cần bảo vệ cây ngũ sắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO