Làng nghề 'đầu độc' sông Đa Độ: Bao giờ mới được quan tâm xử lý?

PV| 23/03/2021 16:24

(TN&MT) - Sông Đa Độ là nguồn cung cấp nước cho các nhà máy nước sạch của thành phố Hải Phòng, từ lâu đã bị làng nghề phế liệu Tràng Minh ‘đầu độc’, đã nhiều lần báo chí phản ảnh, đến nay các cấp quản lý vẫn thờ ơ hay đã bất lực ?

Tuyến sông Đa Độ tại TP Hải Phòng có chiều dài gần 50km, chảy qua 5 quận, huyện khác nhau, là nguồn cung cấp nước cho các nhà máy nước sạch của thành phố như: Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Sông He (công suất 80.000m3/ngày đêm); Nhà máy nước thô cho Khu công nghiệp Đình Vũ (công suất 20.000 m3/ngày đêm); Nhà máy nước Hưng Đạo, quận Dương Kinh (công suất 130.000 m3/ngày đêm) và 35 nhà máy nước sạch nông thôn khác. Khúc chảy qua phường Tràng Minh, quận Kiến An, con sông này bị làng nghề nhựa phế liệu ‘đầu độc’ 40 năm nay, dưới đây là hình ảnh ghi nhận của phòng viên Báo TN&MT:

Những xe tải chở phế liệu kềnh càng, nghênh ngang thách thức pháp luật trên phố… điểm đến là làng tái chế phế liệu Tràng Minh.

Xe tải chở phế liệu nghênh ngang trên phố, thách thức pháp luật ?

Tại làng tái chế phế liệu Tràng Minh, phế liệu được các hộ tái chế, làm giàu cho gia chủ. Nhiều nhà mới khang trang mọc lên từ làng nghề này nhưng hậu quả ô nhiễm thì cả thành phố Hải Phòng phải gánh chịu.

Làng nghề tái chế phế liệu phường Tràng Minh ra đời từ những năm 1980 hoạt động thu gom, sơ chế, mua bán các loại phế liệu như: nilon, bao nhựa, chai nhựa, đồng, nhôm, sắt…

Hiện tại phường Tràng Minh có hơn 80 cơ sở thu gom, tái chế phế liệu với khoảng hơn 3.000 lao động.

Phế liệu ngập tràn thôn xóm

Những chất thải nguy hại, không còn giá trị sử dụng tiếp tục được ‘người vận chuyển’ đưa đi … điểm đến là bờ sông Đa Độ.

Tại ‘khu xử lý chất thải nguy hại’ bên bở sông này, các chất thải như: nhựa vỏ ti vi, lõi ác quy, bảng mạch điện tử, vỏ dây điện … được chất đống chờ xử lý vào ban đêm.

'Người vận chuyển' được các hộ tái chế thuê kéo xe ba gác chở những chất thải nguy hại không thể tái chế tới ... 'khu xử lý chất thải nguy hại' trên bở sông Đa Độ.

Chất thải nằm chờ tại bờ sông Đa Độ ...

Chờ các 'công nhân' xử lý vào ban đêm bằng phương pháp đốt.

Chất thải sẽ cháy âm ỉ suốt đêm, khi đốt, các chất thải nguy hại này sẽ tạo ra nhiều loại khí độc, trong đó có dioxin và furan và những chất cực độc khác ‘tra tấn’ người dân xung quanh.

Những gì còn lại sau khi 'xử lý' sẽ tiếp tục được trực tiếp (hoặc giản tiếp bởi các trận mưa) vận chuyển … điểm đến là dòng sông Đa Độ.

'Khu xử lý chất thải nguy hại' cạnh bờ sông Đa Độ nhìn từ trên cao

Chỉ một và hộ dân tái chế hủy hoại cả một vùng ngoại ô đẹp có sông núi hữu tình, nên thơ bậc nhất Hải Phòng.

Những chất độc này sẽ theo dòng chảy sông Đa Độ… điểm đến là các nhà máy nước.

Nhà máy nước Cầu Nguyệt

Tại các nhà máy nước này, chỉ xử lý cơ bản được các hạt nặng lơ lửng bằng chất trợ lắng, sau đó được khử trùng. Cuối cùng, dòng nước sẽ tới đích tại 'nồi cơm' của nhiều gia đình trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ - Đơn vị được UBND TP Hải Phòng giao nhiệm vụ khai thác, vận hành và bảo vệ tuyến sông đã làm những gì?

Gắn biển báo cấm đổ chất thải:

Cấm cứ cấm - Đổ cứ đổ

Cho thầu nuôi cá?

Năm 2020, người dân khu vực Trại Cá, xã Tân Viên, huyện An Lão, Hải Phòng bức xúc quay lại cảnh chân gà đặc kín, nổi lềnh phềnh tại đoạn sông Ba La (1 nhánh của sông Đa Độ) rồi tung lên mạng xã hội. Công ty Đa Độ cũng một mực phủ nhận cho thầu nuôi cá, ngay sau đó tổ chức hợp báo và thông báo: Đã xử lý.

Chân gà đổ xuống sông Đa Độ để cho cá ăn - Ảnh người dân phát hiện, cung cấp.

Cũng trong năm 2020, khi chính quyền vào cuộc xử lý trại gà xây không phép tại phường Phù Liễn, quận Kiến An, cơ quan chức năng mới tá hóa biết có chiếc cầu không phép bắc qua mương Đò Vọ để giúp công trình trái phép rộng cả hecta trên đất lúa. 

Công ty Đa Độ cũng một mực phủ nhận, tới nay chiếc cầu bê tông cốt thép vẫn yên vị và không đơn vị nào nhận trách nhiệm, không ai bị kỷ luật dù đã có chỉ đạo xử lý từ UBNT TP Hải Phòng?.

Chiếc cầu bê tông cốt thép lớn rộng tới 4 mét bắc qua mương Đò Vọ, ngay sát dòng sông Đa Độ, sát trạm xử lý nước thải của Quận Kiến An hiện vẫn còn nguyên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làng nghề 'đầu độc' sông Đa Độ: Bao giờ mới được quan tâm xử lý?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO