Sáng 29/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã dẫn đầu Đoàn công tác về kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 tại tỉnh Bình Định.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt và các ngành chức năng tỉnh, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao tinh thần tích cực và chủ động của Bình Định trong việc triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó với bão số 4.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tàu thuyền và ngư dân trên biển, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu tỉnh phải kiên quyết thực hiện “Lệnh cấm biển,” không cho tàu thuyền ra khơi và ngư dân ở lại trên tàu hoặc chòi canh nuôi trồng thuỷ sản trên biển, trên sông, trên đầm phá; tiếp tục thường xuyên liên lạc với tàu thuyền trên biển.
Tỉnh cần theo dõi diễn biến của hướng bão đổ bộ vào đất liền và chuẩn bị các lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi khi có lệnh cần thiết; lưu ý sau bão cảnh giác và chủ động bảo vệ dân sinh vùng bị ngập lụt nặng. Đối với các hồ đập do lượng nước trữ tại các hồ thuỷ lợi còn thấp, tỉnh nên đồng ý cho tích nước để lấy nước sản xuất.
Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cho biết ngay sau khi có tin bão khẩn cấp, tỉnh đã kịp thời triển khai các công tác ứng phó với bão số 4. Đến sáng 29/11, toàn bộ tàu thuyền của tỉnh gồm 6.676 chiếc/43.211 lao động, trong đó đã vào bờ neo đậu 4.049 tàu /21.911 lao động.
Hoạt động từ ngư trường Phú Yên-Bình Thuận có 291 tàu//2.428 lao động; ngư trường từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ninh có 65 tàu/ 657 lao động, ngư trường từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Kiên Giang có 1.839 tàu/14.904 lao động; vùng biển Hoàng Sa có 62 tàu/434 lao động, giữa Hoàng Sa và Trường Sa có 22 tàu/154 lao động và khu vực Trường Sa có 439 tàu/ 2.723 lao động.
Tất cả số tàu thuyền đã vào bờ neo đậu hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão số 4. Cũng từ sáng 29/11, lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng, chính quyền các địa phương đã về kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 4, nhất là các địa phương ven biển, vùng có nguy cơ ngập úng, sạt lở đất và những công trình trọng điểm đang xây dựng, các hồ chứa nước, các công trình thuỷ lợi.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đến kiểm tra công tác neo đậu tàu thuyền tại Cảng cá Quy Nhơn.
Trưa cùng ngày, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa đã họp khẩn cấp để triển khai phương án phòng tránh bão số 4 với dự báo đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Khánh Hòa hiện có 624 tàu với hơn 3.670 thuyền viên đang đánh bắt hải sản tại các vùng biển, trong đó chủ yếu ở khu vực biển Trường Sa, Ninh Thuận, Bình Thuận và vùng biển của tỉnh.
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng phối hợp với gia đình các chủ tàu thông báo đến tất cả tàu nói trên về thông tin bão số 4 để di chuyển vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn. Gần 10.000 phương tiện đánh bắt thủy sản và thủy nội địa đã về neo đậu tại các nơi quy định. Từ 7 giờ sáng 29/11, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện lệnh cấm ra biển cho đến khi bão kết thúc.
Tuy nhiên, đến thời điểm này Khánh Hòa vẫn tồn tại nhiều vấn đề không đảm bảo an toàn trong phòng tránh nếu bão số 4 đổ bộ. Nhiều ngư dân vẫn đang bám trụ tại các khu vực nuôi trồng thủy sản trên biển với trên 12.000 lồng bè. Mặc dù được cảnh báo nhưng hàng trăm người dân, du khách vẫn vui chơi, tắm biển tại các khu vực du lịch biển, trong đó chủ yếu tại bãi biển thành phố Nha Trang. Các công trình thi công tuyến Quốc lộ 1A, nhà cao tầng vẫn chưa thực hiện các biện pháp phòng tránh bão…
Chỉ đạo tại cuộc họp, ông Lê Đức Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương kiên quyết không để tình trạng dân ở lại trên các lồng bè nuôi trồng hải sản; trong hai ngày 29 và 30/11 không thực hiện các chuyến du lịch trên biển đảo, các cơ sở lưu trú đảo không cho du khách tắm biển; tháo dỡ ngay các cần cẩu, phương tiện đang thi công các công trình cao tầng; triển khai công tác bảo đảm an toàn các công trình hồ chứa thủy lợi và thủy điện; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ven biển… để chủ động sơ tán dân; duy trì lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn để chủ động xử lý các tình huống. Các công tác chuẩn bị phòng chống bão phải hoàn tất vào chiều 29/11./.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt và các ngành chức năng tỉnh, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao tinh thần tích cực và chủ động của Bình Định trong việc triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó với bão số 4.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tàu thuyền và ngư dân trên biển, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu tỉnh phải kiên quyết thực hiện “Lệnh cấm biển,” không cho tàu thuyền ra khơi và ngư dân ở lại trên tàu hoặc chòi canh nuôi trồng thuỷ sản trên biển, trên sông, trên đầm phá; tiếp tục thường xuyên liên lạc với tàu thuyền trên biển.
Tỉnh cần theo dõi diễn biến của hướng bão đổ bộ vào đất liền và chuẩn bị các lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi khi có lệnh cần thiết; lưu ý sau bão cảnh giác và chủ động bảo vệ dân sinh vùng bị ngập lụt nặng. Đối với các hồ đập do lượng nước trữ tại các hồ thuỷ lợi còn thấp, tỉnh nên đồng ý cho tích nước để lấy nước sản xuất.
Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cho biết ngay sau khi có tin bão khẩn cấp, tỉnh đã kịp thời triển khai các công tác ứng phó với bão số 4. Đến sáng 29/11, toàn bộ tàu thuyền của tỉnh gồm 6.676 chiếc/43.211 lao động, trong đó đã vào bờ neo đậu 4.049 tàu /21.911 lao động.
Hoạt động từ ngư trường Phú Yên-Bình Thuận có 291 tàu//2.428 lao động; ngư trường từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ninh có 65 tàu/ 657 lao động, ngư trường từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Kiên Giang có 1.839 tàu/14.904 lao động; vùng biển Hoàng Sa có 62 tàu/434 lao động, giữa Hoàng Sa và Trường Sa có 22 tàu/154 lao động và khu vực Trường Sa có 439 tàu/ 2.723 lao động.
Tất cả số tàu thuyền đã vào bờ neo đậu hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão số 4. Cũng từ sáng 29/11, lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng, chính quyền các địa phương đã về kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 4, nhất là các địa phương ven biển, vùng có nguy cơ ngập úng, sạt lở đất và những công trình trọng điểm đang xây dựng, các hồ chứa nước, các công trình thuỷ lợi.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đến kiểm tra công tác neo đậu tàu thuyền tại Cảng cá Quy Nhơn.
Trưa cùng ngày, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa đã họp khẩn cấp để triển khai phương án phòng tránh bão số 4 với dự báo đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Khánh Hòa hiện có 624 tàu với hơn 3.670 thuyền viên đang đánh bắt hải sản tại các vùng biển, trong đó chủ yếu ở khu vực biển Trường Sa, Ninh Thuận, Bình Thuận và vùng biển của tỉnh.
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng phối hợp với gia đình các chủ tàu thông báo đến tất cả tàu nói trên về thông tin bão số 4 để di chuyển vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn. Gần 10.000 phương tiện đánh bắt thủy sản và thủy nội địa đã về neo đậu tại các nơi quy định. Từ 7 giờ sáng 29/11, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện lệnh cấm ra biển cho đến khi bão kết thúc.
Tuy nhiên, đến thời điểm này Khánh Hòa vẫn tồn tại nhiều vấn đề không đảm bảo an toàn trong phòng tránh nếu bão số 4 đổ bộ. Nhiều ngư dân vẫn đang bám trụ tại các khu vực nuôi trồng thủy sản trên biển với trên 12.000 lồng bè. Mặc dù được cảnh báo nhưng hàng trăm người dân, du khách vẫn vui chơi, tắm biển tại các khu vực du lịch biển, trong đó chủ yếu tại bãi biển thành phố Nha Trang. Các công trình thi công tuyến Quốc lộ 1A, nhà cao tầng vẫn chưa thực hiện các biện pháp phòng tránh bão…
Chỉ đạo tại cuộc họp, ông Lê Đức Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương kiên quyết không để tình trạng dân ở lại trên các lồng bè nuôi trồng hải sản; trong hai ngày 29 và 30/11 không thực hiện các chuyến du lịch trên biển đảo, các cơ sở lưu trú đảo không cho du khách tắm biển; tháo dỡ ngay các cần cẩu, phương tiện đang thi công các công trình cao tầng; triển khai công tác bảo đảm an toàn các công trình hồ chứa thủy lợi và thủy điện; kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ven biển… để chủ động sơ tán dân; duy trì lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn để chủ động xử lý các tình huống. Các công tác chuẩn bị phòng chống bão phải hoàn tất vào chiều 29/11./.
TTXVN