Đưa công nghệ hiện đại và áp dụng SXSH vào từng công đoạn sản xuất bia |
Việt Nam hiện có hơn 400 nhà máy sản xuất bia với sản lượng cung cấp cho thị trường ước tính khoảng 3 tỷ lít bia mỗi năm. Với nhiều công đoạn sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng như lãng phí nguyên nhiên vật liệu, sản xuất bia được đánh giá là ngành có nhiều tiềm năng trong việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội, đối với ngành sản xuất bia, công nghệ chính là yếu tố then chốt quyết định chất lượng, năng suất lao động, kiểm soát ô nhiễm tại nguồn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chưa có điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ thì các giải pháp quản lý nội vi sẽ là cách đơn giản nhất để giảm ô nhiễm môi trường với chi phí thấp. Trong đó, có thể đưa công nghệ hiện đại và áp dụng SXSH vào mỗi công đoạn sản xuất bia để tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và kiểm soát ô nhiễm tại nguồn.
Tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ đầu tư Hệ thống nấu bia 400L tự động tại Công ty TNHH Bia thủ công Hà Nội. Sau đầu tư, doanh nghiệp đã làm chủ được quy trình sản xuất mới, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp tăng thêm doanh thu và góp phần cải thiện môi trường trong sản xuất, góp phần ổn định an ninh chính trị tại địa phương. Máy móc được ứng dụng trong công đoạn sản xuất đã nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Trước đây với công nghệ lạc hậu đến nay đã sản xuất với số lượng lớn phục vụ cho thị trường tiêu dùng.
Thực tế cho thấy, thị trường bia Việt Nam không ngừng phát triển. Với sản lượng bia tiêu thụ như trên nhưng chủ yếu là dòng bia công nghiệp sản xuất hàng loạt, trong khi đó thị trường bia thủ công Việt Nam còn nhỏ lẻ chưa đáp ứng đủ cho khách hàng đang mong muốn được sử dụng sản phẩm bia chất lượng cao bằng những nguyên liệu tự nhiên.
Quan tâm việc đầu tư chiều sâu, cải tiến sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất với khối lượng rất lớn các sản phẩm bia khác nhau, giảm được giá thành, giảm được nhân công, cũng là giảm được gánh nặng kinh tế cho doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng sản phẩm để cung cấp tới người tiêu dùng những sản phẩm theo tiêu chí “ngon - rẻ - sạch”, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và tiến tới có thể sản xuất được các sản phẩm có thể xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Thái Lan đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng hạ giá thành sản phẩm.