Khôi phục rừng ngập mặn, ngăn xâm thực ở Quảng Ngãi

16/03/2016 00:00

(TN&MT) - Quảng Ngãi là địa phương có chiều dài ven biển khá lớn, việc trồng mới và phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển là hết sức cấp bách trong điều kiện diện tích rừng ngập mặn ven biển càng ngày càng bị suy kiệt. Chính vì vậy, để chủ động ứng phó và hạn chế những tác động tiêu cực, Quảng Ngãi đang khôi phục và trồng mới một số diện tích rừng ngập mặn ở các địa phương ven biển.

Ông Nông Viết Chung - Giám đốc Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Môi trường và cảnh quan Dung Quất, một trong hai đơn vị tham gia dự án trồng rừng ngập mặn ở khu vực sông Đầm cho biết: Dự án được thực hiện từ tháng 10/2014, đến nay đơn vị đã trồng được gần 25ha đước
Ông Nông Viết Chung - Giám đốc Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Môi trường và cảnh quan Dung Quất, một trong hai đơn vị tham gia dự án trồng rừng ngập mặn ở khu vực sông Đầm cho biết: Dự án được thực hiện từ tháng 10/2014, đến nay đơn vị đã trồng được gần 25ha đước

Theo ông Phí Quang Hiển - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh chỉ còn gần 200ha rừng ngập mặn ven biển, giảm gần 120ha so với năm 2002. Những năm gần đây, trên địa bàn Quảng Ngãi, nhất là khu vực ven biển thường bị xâm thực của sóng biển, nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt dần. Do đó, việc phục hồi diện tích rừng ngập mặn ở khu vực ven biển là rất cần thiết và cấp bách. Rừng ngập mặn được phục hồi sẽ có vai trò quan trọng để giải quyết tình trạng xâm thực, tăng cường khả năng phòng hộ, điều hòa khí hậu và bảo vệ hệ sinh thái ven bờ biển.

Trước thực trạng đó, dự án trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn ven biển ở xã Bình Thuận (huyện Bình Sơn), do Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi làm chủ đầu tư đã được triển khai. Trong năm 2015, dự án đã tiến hành đến giai đoạn 2, với quy mô tổng diện tích thiết kế trồng rừng là 19,5048 ha; chăm sóc rừng trồng 15,6430 ha; chăm sóc rừng khoanh nuôi có trồng bổ sung 11,2506 ha; bảo vệ rừng 6,0197 ha. Tổng giá trị dự toán được duyệt là 10 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Trung ương (từ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và ngân sách tỉnh).

Những năm gần đây, trên địa bàn Quảng Ngãi, nhất là khu vực ven biển thường bị xâm thực của sóng biển, nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt dần. Do đó, việc phục hồi diện tích rừng ngập mặn ở khu vực ven biển là rất cần thiết và cấp bách
Những năm gần đây, trên địa bàn Quảng Ngãi, nhất là khu vực ven biển thường bị xâm thực của sóng biển, nguồn tài nguyên nước bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt dần. Do đó, việc phục hồi diện tích rừng ngập mặn ở khu vực ven biển là rất cần thiết và cấp bách

Trước đó, trong năm 2014, dự án này được phê duyệt và triển khai từ năm 2014 với kế hoạch trồng mới 114 ha. Tổng kinh phí của dự án trên 24 tỷ đồng, và loại cây được trồng là đước và cóc trắng bản địa. Ông Nông Viết Chung - Giám đốc Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Môi trường và cảnh quan Dung Quất, một trong hai đơn vị tham gia dự án trồng rừng ngập mặn ở khu vực sông Đầm cho biết: Dự án được thực hiện từ tháng 10/2014, đến nay đơn vị đã trồng được gần 25ha đước. Trong thời gian vừa qua, đơn vị tiếp tục trồng mới thêm 8ha nữa.

Một điều đáng bàn, việc phục hồi rừng ngập mặn ít nhiều ảnh hưởng đến công việc đánh bắt thủy sản của người dân, nhưng vì lợi ích lâu dài, mọi người đều đồng lòng: “Dòng sông chảy qua các xã Bình Thuận và Bình Đông này, trước kia là nơi đánh bắt của người dân, dù có bị chật hẹp đi nhưng tương lai sau này nó có quyền lợi là con cá, con cua vô trong đước nó ở nhiều. Thêm nữa là nó che chắn được sóng gió vì có rừng đước thì nó che chắn được bờ, khỏi sạt lở” - ông Nông Viết Chung cho biết thêm. Không chỉ mang lại hiệu quả sau này mà việc trồng rừng ngập mặn ven biển còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương khi được các chủ đầu tư thuê trồng, chăm sóc hàng ngày.

Quảng Ngãi là địa phương có chiều dài ven biển khá lớn, việc trồng mới và phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển là hết sức cấp bách trong điều kiện diện tích rừng ngập mặn ven biển càng ngày càng bị suy kiệt
Quảng Ngãi là địa phương có chiều dài ven biển khá lớn, việc trồng mới và phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển là hết sức cấp bách trong điều kiện diện tích rừng ngập mặn ven biển càng ngày càng bị suy kiệt

Trao đổi với chúng tôi, ông Phí Quang Hiển - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi cho biết thêm: Ngoài dự án trồng rừng ngập mặn ở xã Bình Thuận, trong thời gian qua từ nguồn vốn Trung ương cấp, Sở  Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã trình UBND tỉnh Quảng Ngãi và được phê duyệt thêm dự án trồng mới và phục hồi khoảng 40ha rừng ngập mặn ở xã Bình Phước và Bình Đông (Bình Sơn) với kinh phí khoảng 8 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án cũng đang mở rộng thêm ở vùng biển của TP. Quảng Ngãi. “Phục hồi và trồng mới rừng ngập mặn sẽ góp phần rất lớn trong việc chống xâm thực, xói lở, tăng cường khả năng phòng hộ, điều hòa khí hậu và bảo vệ hệ sinh thái ven bờ biển, góp phần trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay” - ông Phí Quang Hiển nói.

Bài & ảnh: Xuân Lam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khôi phục rừng ngập mặn, ngăn xâm thực ở Quảng Ngãi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO