Khoán chi nhiệm vụ KHCN: Trao quyền chủ động cho nhà khoa học

11/03/2016 00:00

(TN&MT) - Ngày 11/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện cơ chế khoán chi nhiệm vụ khoa học công nghệ...

 

(TN&MT) - Ngày 11/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện cơ chế khoán chi nhiệm vụ khoa học công nghệ được ban hành tại Thông tư liên tịch số 27/2015/TLT/BKHCN-BTC của liên Bộ KH&CN, Bộ Tài chính.

Theo Bộ KH&CH, trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu tư cơ chế tài chính  theo Nghị quyết số  20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học công nghệ phục vụ CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Luật KHCN năm 2013 và Nghị định số 95/2015/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài đối với hoạt động  KHCN, Bộ KH&CN đã phối hợp với Bộ Tài chính  trong việc hướng dẫn, đổi mới cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN trong công tác xây dựng dự toán nhiệm vụ và triển khai các chi phí thực hiện nhiệm vụ.

Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN được liên Bộ ký ngày 24/4/2015 hướng dẫn định mức phân bổ, xây dựng dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước thay thế Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN với các quy định đổi mới  trong việc xác định tiền công  thực hiện nhiệm vụ KHCN  một cách rõ ràng, minh bạch và phù hợp. Tiếp đó Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ban hành ngày  30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước, thay thế  Thông tư  93/2006/TTLT/BTC-BKHCN với các quy định đổi mới căn bản  trong cơ chế khoán chi nhiệm vụ; trao quyền  chủ động cho chủ nhiệm vụ và tổ chức  chủ trì trong việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ; đơn giản và thuận lợi cho các chủ nhiệm nhiệm vụ  và tổ chức chủ trì  trong việc thực hiện các thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

Cơ chế khoán chi được coi là  một giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giải  phóng các nhà khoa học khỏi những phức tạp, vướng mắc về thủ tục giải ngân, thanh quyết toán mà lâu nay vẫn được coi là một lực cản trong hoạt động KH&CN.

Đại diện Bộ KH&CN cũng cho biết, Bộ và Bộ Tài chính đã thống nhất, quyết tâm trong hoạt động phối hợp nhằm triển khai có hiệu quả cơ chế khoán tại Thông tư số 27 này.

Thông qua buổi tập huấn này, hai Bộ sẽ phối hợp hướng dẫn, trảo đổi trực tiếp để các Bộ, ngành, địa phương nắm rõ nội dung văn bản  và chia sẻ các vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình triển khai.

Ngoài ra, hai Bộ cũng sẵn sàng phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để triển khai các cuộc tập huấn tại cơ sở nhằm đảm bảo cùng các đơn vị quyết tâm triển khai cơ chế khoán chi đi vào cuộc sống.

Nguyễn Cường

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khoán chi nhiệm vụ KHCN: Trao quyền chủ động cho nhà khoa học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO