Khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong tiếp cận với cách mạng công nghiệp 4.0"còn thấp

01/03/2019 09:24

(TN&TM) - Ngày 28/2, Bộ Công Thương phối hợp cùng Tổ chức phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tổ chức hội thảo “Khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong tiếp cận với cách mạng công nghiệp 4.0".

Nhằm cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn rõ ràng cho việc đề xuất định hướng, chính sách cụ thể gắn với từng ngành, lĩnh vực và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm chủ động tham gia vào cuộc CMCN 4.0, cuối năm 2017, đầu năm 2018, Bộ Công Thương đã tiến hành khảo sát, đánh giá toàn diện tác động và tính sẵn sàng của các DN ngành Công Thương trong tiếp cận với cuộc CMCN 4.0.

Tiến sĩ Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam - đại diện cho nhóm nghiên cứu cho biết, Bộ Công Thương đã thực hiện khảo sát trên 2.659 DN, với số lượng phiếu gửi đi là 14.666, chia 18 nhóm ngành công nghiệp - thương mại.

.
Quang cảnh hội thảo

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các DN sản xuất công nghiệp đang có mức độ tiếp cận thấp với cuộc CMCN 4.0, trong đó những trụ cột có mức độ tiếp cận thấp nhất chính Chiến lược tổ chức và sản phẩm thông minh. Kết quả có mức độ tương đồng cao với kết quả đánh giá của VCCI năm 2017 về Cách mạng công nghệ số ở Việt Nam cũng như đánh giá của một số tổ chức như Diễn đàn Kinh tế thế giới, Ban thư ký ASEAN khi so sánh mức độ sẵn sàng của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

,
Ông Trần Việt Hòa,  Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Công Thương phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Việt Hòa, Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Công Thương cho hay, cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới, tuy nhiên mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng, để có được những định hướng, chính sách phát triển phù hợp, giải pháp cụ thể hỗ trợ, thúc đẩy DN tiếp cận, tham gia vào cuộc CMCN lần thứ 4, chúng ta cần phải hiểu các DN của mình đang đứng ở đâu so với các yêu cầu của một nền sản xuất hiện đại thông minh trong tương lai.

Bà Caithin Wisen - Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cũng cho rằng, cuộc điều tra đánh giá ngày hôm nay là một trong những cố gắng, nỗ lực lớn để làm sao đưa ra được những bằng chứng cho các bên liên quan biết được định hướng, hiện trạng như thế nào để đưa ra những chính sách để điều tiết, phát triển nền kinh tế. Nghiên cứu này có thể nói là nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam, cũng như trong khu vực.

,
Bà Caithin Wisen - Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam phát biểu

Sau phần chia sẻ thông tin từ kết quả của cuộc khảo sát, đại biểu tham dự hội thảo đã có phần trao đổi, thảo luận về mức độ phù hợp của phương pháp đã được lựa chọn; các thách thức DN phải đối diện khi muốn nâng cao năng lực của mình từ đó có khuyến nghị chính sách và giải pháp phù hợp. Các đại biểu đều thống nhất cao về tính phù hợp của phương pháp đã được lựa chọn, tuy nhiên, trong từng ngành, lĩnh vực cần có sự tùy chỉnh để kết quả đánh giá phản ánh gần nhất với hiện trạng phát triển của DN trước yêu cầu của một nền sản xuất hiện đại trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong tiếp cận với cách mạng công nghiệp 4.0"còn thấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO