Công nhân làm việc tại một nhà kho của Tập đoàn Lương thực Ấn Độ trong thời gian phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 ở Agartala, thủ phủ bang Tripura, miền Đông Bắc Ấn Độ vào ngày 15/4/2020. Ảnh: Tân Hoa Xã |
"Khi các quốc gia thực hiện cách ly cần thiết và tiến hành giãn cách xã hội để ngăn chặn đại dịch, khắp nơi trên thế giới đã áp đặt lệnh phong tỏa. Mức độ và tốc độ sụp đổ trong hoạt động diễn ra không giống với bất kỳ điều gì trong cuộc sống của chúng ta", Zhang Tao, Phó Giám đốc điều hành của IMF cho biết.
"Tại thời điểm này, có điều rất chắc chắn về mức độ nghiêm trọng và thời gian suy thoái kinh tế", ông Zhang Tao nói thêm.
Theo báo cáo mới nhất về Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) của IMF công bố mới đây, dự báo, nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm mạnh 3% trong năm nay theo kịch bản cơ bản do hậu quả của đại dịch – sự suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930.
Các nền kinh tế tiên tiến sẽ giảm đáng kể đến 6,1% trong năm nay và các nền kinh tế mới nổi cũng như các nền kinh tế đang phát triển - thường có mức tăng trưởng cao hơn các nền kinh tế tiên tiến - sẽ giảm 1% theo báo cáo trên.
Trích dẫn Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu (GFSR) mới công bố của IMF, ông Zhang cho biết hệ thống tài chính toàn cầu đã bị "tác động mạnh mẽ" bởi đại dịch COVID-19.
"Việc thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính và khủng hoảng gia tăng có thể đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu. Rủi ro đối với triển vọng, trên toàn cầu, chắc chắn theo hướng bất lợi", ông Zhang nói.
Mọi người dùng bữa với khoảng cách an toàn tại một nhà hàng ở Daegu, Hàn Quốc vào ngày 1/4/2020 |
“Mặc dù các nền kinh tế tiên tiến đã phải hứng chịu một đòn nặng nề, các thị trường mới nổi và thị trường biên giới có thể chịu đựng một cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra nỗi đau kinh tế, tài chính và xã hội dữ dội”, ông Zhang cảnh báo.
"Nếu khủng hoảng kinh tế gia tăng, sẽ có rủi ro rằng cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra", ông Zhang nói và nhấn mạnh thị trường mới nổi đã chứng kiến danh mục đầu tư lớn đặc biệt kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát.
"Tốc độ và mức độ của dòng vốn là những thách thức chính sách chưa từng có" đối với các thị trường mới nổi”, ông Zhang nói và cho biết thêm rằng Ban điều hành IMF vừa phê duyệt một dòng thanh khoản ngắn hạn mới cho các quốc gia có nền tảng kinh tế mạnh mẽ, bao gồm nhiều thị trường mới nổi.
Theo quan chức của IMF, thành viên của Quỹ này cũng sẽ cân nhắc xem việc sử dụng Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) có thể thực sự hữu ích đối với thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển hay không.
"Đặc biệt, việc phân bổ SDR chung đã được thực hiện trước đây, do bản chất của nó sẽ mất nhiều thời gian, có thể là vài tháng như trước đây, để đảm bảo, như đã được thực hiện vào năm 2009 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu", ông Zhang nói.
Ông Zhang nhấn mạnh rằng các nhà chức trách cũng nên áp dụng các chính sách tiền tệ và tài chính mạnh mẽ để giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19, vì "hành động quốc tế liên tục, phối hợp" sẽ rất cần thiết để hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương, khôi phục niềm tin thị trường và ngăn chặn rủi ro tài chính.
Ảnh chụp vào ngày 3/4/2020 cho thấy một người đàn ông trên con đường vắng ở Tehran, Iran. Ảnh: Tân Hoa Xã |
"IMF đang hoạt động suốt ngày đêm – các quốc gia cần phải chung tay khi chúng tôi hỗ trợ 190 quốc gia thành viên của chúng tôi tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và nguồn tài chính", ông nói và nhấn mạnh thêm IMF có thể cho vay 1 nghìn tỷ USD.
Quan chức IMF nhận thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc đang "dần quay đầu" sau khi bị tấn công trong quý đầu tiên do sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19, khi "thanh khoản thị trường và sự ổn định tài chính nói chung được duy trì".
"Do đó, việc mở lại các doanh nghiệp trên phạm vi rộng và việc nhân viên quay trở lại làm việc khiến chúng ta hy vọng rằng chúng ta sẽ thấy sự phục hồi mạnh mẽ bắt đầu từ quý 2", ông Zhang nói thêm.
Tuy nhiên, theo ông Zhang, cần phải thực hiện nhiều việc để giải quyết các rủi ro tài chính, ông trích dẫn các ví dụ về những nỗ lực cần thiết để ngăn chặn virus quay trở lại, điều này có thể buộc các biện pháp ngăn chặn mới và kìm hãm sự phát triển.
"Ngoài ra, cần có các biện pháp để đáp ứng những thách thức liên quan đến sự suy giảm nhu cầu kinh tế toàn cầu và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu, vì đại dịch và lệnh phong tỏa tiếp tục ảnh hưởng đến các quốc gia khác", ông Zhang nói và đề nghị các nhà hoạch định chính sách sẽ phải lưu ý và sẵn sàng bổ sung công tác hỗ trợ kinh tế vĩ mô đã được lên kế hoạch.
Theo ông Zhang, cũng cần phải đảm bảo sự phục hồi mạnh mẽ và bền vững, tập trung vào tăng trưởng chất lượng cao, vì "điều này sẽ có lợi cho cả người dân Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu".
Do nhu cầu ngày càng tăng về dụng cụ y tế và vật tư y tế trên khắp thế giới để chống lại đại dịch, ông Zhang hy vọng các chuỗi cung ứng này sẽ hoạt động tốt nhất có thể để tối đa hóa sản xuất và cung ứng toàn cầu.
"Điều này làm cho sự hợp tác toàn cầu trở nên thiết yếu, bao gồm cả trong lĩnh vực vật tư y tế nói riêng và thương mại nói chung. Hơn bao giờ hết, nền kinh tế toàn cầu hiện nay sẽ được hưởng lợi từ một hệ thống thương mại quốc tế dựa trên các quy tắc mở, ổn định và minh bạch hơn” - Phó Giám đốc điều hành của IMF nhấn mạnh.