Theo ước tính của IEA, phát thải CO2 liên quan đến năng lượng tăng 1,7% lên 33,1 tỷ tấn so với năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 2013, với ngành điện chiếm gần 2/3 mức tăng này.
Lượng phát thải CO2 của Mỹ tăng 3,1% trong năm 2018, đảo ngược mức giảm một năm trước đó, trong khi lượng phát thải của Trung Quốc tăng 2,5% và Ấn Độ tăng 4,5%.
Lượng khí thải của Châu Âu giảm 1,3% và Nhật Bản đã giảm trong năm thứ 5.
Khí thải CO2 là nguyên nhân chính của sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu mà các quốc gia đang tìm cách kiềm chế để tránh những tác động tàn phá nhất của biến đổi khí hậu.
Lần đầu tiên, IEA đã đánh giá tác động của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đối với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và nhận thấy rằng CO2 thải ra từ tiêu thụ than là một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 0,3 độ C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.
“Nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng 2,3% trong năm 2018, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng trung bình kể từ năm 2010, được thúc đẩy bởi nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ và nhu cầu sưởi ấm và làm mát cao hơn ở một số nơi trên thế giới”, IEA cho biết.
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng bất thường về nhu cầu năng lượng toàn cầu trong năm 2018, tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong thập kỷ này”.
“Năm ngoái cũng có thể được cho là một năm vàng đối với khí đốt... nhưng mặc dù có sự tăng trưởng lớn về năng lượng tái tạo, khí thải toàn cầu vẫn tăng, chứng minh một lần nữa cần phải có hành động khẩn cấp hơn trên tất cả các mặt trận” - ông Fatih Birol cho biết thêm.
Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ chiếm gần 70% sự gia tăng nhu cầu năng lượng.
Nhu cầu khí đốt toàn cầu tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2010, tăng 4,6% so với một năm trước đó, do nhu cầu cao hơn khi chuyển đổi từ khí đốt sang than đá tăng lên.
“Nhu cầu năng lượng từ các nguồn tái tạo tăng 4% nhưng việc sử dụng năng lượng tái tạo cần mở rộng nhanh hơn nhiều để đáp ứng các mục tiêu khí hậu dài hạn”, báo cáo cho biết.
Nhu cầu về dầu tăng 1,3% trong năm 2018, trong khi tiêu thụ than tăng 0,7% do nhu cầu ở châu Á cao hơn nhiều so với các nơi khác.
“Việc chuyển đổi từ than sang khí đốt đã tránh được gần 60 triệu tấn than sử dụng theo nhu cầu, với việc chuyển sang sử dụng khí tự nhiên ít sử dụng carbon hơn giúp loại bỏ 95 triệu tấn khí thải CO2”, IEA cho biết.
“Nếu không có sự chuyển đổi từ than sang khí đốt, sự gia tăng khí thải sẽ lớn hơn 15%”, IEA cho biết thêm.