António Guterres nhắc nhở các chính trị gia hàng đầu, các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và các nhà kinh doanh rằng hội nghị BAPA+40 sẽ tăng cường chương trình nghị sự đột phá được đưa ra tại hội nghị đầu tiên vào 40 năm trước, thông qua Kế hoạch hành động của Buenos Aires nhằm thúc đẩy và thực thi hợp tác kỹ thuật giữa các nước đang phát triển (BAPA).
Ông cho biết tuần này là cơ hội để đưa ra các khuyến nghị, phát triển và tăng cường các khuôn khổ cho Hợp tác Nam-Nam giữa các nước đang phát triển ở nam bán cầu cũng như cải thiện các hệ thống và công cụ, tăng tính minh bạch và tăng cường trách nhiệm.
“BAPA đã làm thay đổi động lực hợp tác quốc tế”, người đứng đầu LHQ cho biết. Ông nhấn mạnh giá trị của một hình thức hợp tác khác, dựa trên sự trao đổi kiến thức và công nghệ phù hợp giữa các quốc gia đang đối mặt với những thách thức phát triển tương tự. Ông nói thêm rằng hợp tác có thể cho phép các nước đang phát triển học hỏi lẫn nhau và phát triển nhanh hơn, rút ngắn hơn khoảng cách về thu nhập và xây dựng xã hội hòa nhập và phát triển.
5 vấn đề
Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh những thách thức chính mà các nhà lãnh đạo tập trung tại hội nghị có thể giúp vượt qua rất quan trọng để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững năm 2030 và các mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015 mà các nước cam kết hạn chế nhiệt độ toàn cầu gia tăng đến 2 độ C.
Thách thức đầu tiên là sự bất bình đẳng gia tăng trong một quốc gia và giữa các nước khác nhau, làm xói mòn niềm tin trên toàn thế giới tăng cảm giác bất công.
Ông António Guterres cho rằng thách thức thứ 2 chính là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu khốc liệt hơn.
“Năm 2018 là năm nóng thứ tư và thiên tai đang ảnh hưởng đến gần như mọi khu vực”, ông nói và giải thích với các quốc gia thành viên rằng họ phải tăng cường đóng góp trên toàn quốc vào năm 2020 để đáp ứng mục tiêu giảm 45% lượng khí thải nhà kính trong thập kỷ tới.
“Hợp tác Nam-Nam sẽ rất quan trọng để đảm bảo hỗ trợ và trao đổi hoạt động tốt nhất, tăng cường thích ứng và tăng khả năng phục hồi của các nước đang phát triển và cộng đồng, đối mặt với các tác động tàn phá của biến đổi khí hậu" - António Guterres nhấn mạnh.
Theo António Guterres, Hợp tác Nam-Nam cũng có thể hỗ trợ chuyển đổi các nền kinh tế phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, với các chiến lược vừa củng cố phát triển bền vững vừa bảo vệ môi trường.
Tương lai phát thải cao đang chờ đợi nếu phát triển đô thị bị xáo trộn.
Thách thức thứ 3 là sự cần thiết phải cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các thành phố, khi nhu cầu năng lượng gia tăng trên toàn cầu. “Khoảng 60% diện tích theo dự báo sẽ trở thành đô thị vào năm 2030, vẫn chưa được xây dựng. Nếu chúng ta hiểu sai điều này, chúng ta sẽ tự giam mình trong một tương lai phát thải cao với những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra”, người đứng đầu LHQ nhấn mạnh.
Theo ông António Guterres, thách thức tiếp theo là mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể về bình đẳng giới trong những năm qua nhưng khoảng cách ngày càng lớn. “Điều này ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, bởi vì với những nơi phụ nữ có vai trò chính trị lớn hơn, chúng ta sẽ thấy cải thiện về bảo trợ xã hội và tăng chi tiêu cho sự phát triển”, ông nói.
“Khi phụ nữ tiếp cận đất đai và tín dụng, thu hoạch tăng lên. Khi trẻ em gái được giáo dục, họ đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng của họ và thoát khỏi vòng nghèo đói” - ông António Guterres nhấn mạnh.
Theo ông, thách thức cuối cùng chính các tổ chức quốc tế cần phải nỗ lực nhiều hơn để hỗ trợ các quốc gia có đại diện tại Buenos Aires. “Hợp tác Nam-Nam đã phát triển đáng kể trong những thập kỷ qua nhưng các tổ chức đa phương, bao gồm cả LHQ đã không theo kịp”, ông nói và đánh giá cao việc các nước thành viên thừa nhận vai trò của LHQ trong tài liệu kết quả của Hội nghị sẽ được thông qua vào ngày 22/3.
Nhiều giải pháp
Tuy nhiên, Tổng thư ký LHQ cảnh báo rằng Hợp tác Nam-Nam không bao giờ có thể thay thế cho hỗ trợ phát triển chính thức hoặc thay thế trách nhiệm của các quốc gia phát triển, và phải liên quan đến những người trẻ tuổi, xã hội dân sự, khu vực tư nhân, học viện và những đối tượng khác để xây dựng quan hệ đối tác đổi mới.
“Hợp tác Nam-Nam là một “cuộc tập trận” toàn cầu của tất cả các nước ở nam bán cầu nhằm mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, kể cả các nước kém phát triển nhất. Các quốc gia và các đối tác đều có những vấn đề muốn chia sẻ hoặc truyền đạt bất kể trong hoàn cảnh nào”, ông Guterres nhấn mạnh và cho rằng đã đến lúc phải dành thời gian để có hành động táo bạo và biến đổi.
“Nếu cùng nhau cố gắng, chúng ta có thể đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, đánh bại biến đổi khí hậu và thay đổi cuộc sống của mọi người dân trên toàn thế giới” - ông Guterres khẳng định.