Đây là sự kiện được tổ chức hàng năm với sự tham dự của đại diện các nước thành viên APAP và một số tổ chức quốc tế với mục đích đánh giá những thành tựu hợp tác và thảo luận về con đường phía trước. Năm nay, cuộc họp được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Mục đích của APAP là để tạo điều kiện cải thiện khả năng bảo tồn cho các khu bảo tồn ở châu Á, phù hợp với khung hành động Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai. Đồng thời, hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia, khu vực nhằm thực hiện các kế hoạch chiến lược cho đa dạng sinh học. Trong năm 2016, APAP đã tăng trưởng số thành viên từ sáu thành viên vào đầu năm lên 12 thành viên tính đến tháng 7 năm nay.
Trong khi xem xét dự thảo Hiến pháp APAP đã đạt đến một sự đồng thuận về hai loại thành viên Ban chỉ đạo khác nhau bao gồm: thành viên Ban Chỉ đạo các cơ quan khu vực bảo tồn của Chính phủ; kết hợp thành viên cho các tổ chức (cơ quan tài trợ, phi chính phủ, các trường đại học, tổ chức khu vực tư nhân…) chịu trách nhiệm quản lý các khu bảo tồn.
Các đại biểu tham dự cuộc họp Ban chỉ đạo các đối tác bảo tồn khu vực châu Á |
Cuộc họp cũng đề cập đến tầm quan trọng của hội thảo kỹ thuật. Ông Akiko Nishimae – Phó Giám đốc Công viên quốc gia, Cục Bảo tồn thiên nhiên, Bộ Môi trường Nhật Bản nêu bật những thành công của hội thảo tập huấn kỹ thuật đầu tiên do APAP tổ chức trong Vườn quốc gia Iriomote - Ishigaki, Nhật Bản. Ông cũng đề nghị được tổ chức hội thảo tập huấn kỹ thuật thứ hai vào tháng 9 hoặc đầu tháng 10/2016 tại Vườn quốc gia Phú Sĩ.
Các hội thảo tập huấn kỹ thuật nhằm mục đích làm nổi bật “Mục tiêu Aichi” yêu cầu hành động khẩn cấp, hiệu quả đến năm 2020 để ngăn chặn tổn thất đa dạng sinh học với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái, đảm bảo cuộc sống phong phú của loài người. Để đạt được mục tiêu này cần bảo tồn có hiệu quả ít nhất 17% diện tích đất liền và 10% diện tích vùng biển, ven biển và tích hợp vào cảnh quan, cảnh biển rộng lớn hơn; tập trung vào chất lượng quản lý các khu bảo tồn.
Ban Chỉ đạo APAP chào đón các thành viên mới gồm Bhutan, Campuchia, Ấn Độ và Myanmar |
Tập trung vào khía cạnh truyền thông, Ann Moey – Giám đốc truyền thông khu vực của IUCN đưa ra cái nhìn tổng quan về trang web của APAP, giới thiệu 4 mẫu thiết kế logo tiềm năng cho APAP. Vấn đề sửa đổi thiết kế hiện đang được phát triển dựa trên phản hồi của các thành viên tại cuộc họp. Theo kế hoạch, logo hoàn thành sẽ được chính thức công bố tại Hội nghị Bảo tồn thế giới ở Hawaii năm nay.
Ignace Schöps, Chủ tịch Liên đoàn Europarc cho biết: Europarc lập Hiến chương châu Âu về Du lịch bền vững tại các khu bảo tồn vào năm 1995. Ngày nay có tổng số 145 khu vực xác nhận trên 17 quốc gia. Trong năm 2016, tổng cộng 430 triệu USD đã được đầu tư vào 145 vùng, thu hút 72 triệu người.
Ban Chỉ đạo APAP cũng chào đón các thành viên mới gồm Bhutan, Campuchia, Ấn Độ và Myanmar. Bà Aban Marker Kabraji, Giám đốc khu vực châu Á của IUCN khẳng định: APAP đã cho các thành viên cơ hội duy nhất để chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp sáng tạo về những thách thức phải đối mặt của khu vực bảo tồn trong khu vực. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm với các nước khác bằng việc tham gia các quan hệ đối tác hay chắc chắn có tiềm năng to lớn cho các hoạt động hợp tác trong tương lai.
Tuyết Chinh