Ảnh minh họa |
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
Theo Nghị định, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền. Trong đó, mức phạt tiền tối đa là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 3 đến 12 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục xuất.
Vi phạm điều kiện kinh doanh đo đạc và bản đồ có thể bị phạt tiền tới 40 triệu đồng
Nghị định quy định phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; Hành nghề đo đạc và bản đồ không đúng với nội dung ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Làm sai lệch nội dung trong Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; Hành nghề đo đạc và bản đồ không có chứng chỉ hành nghề hoặc hành nghề đo đạc và bản đồ trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề; Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không duy trì các điều kiện theo quy định để được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Hoạt động đo đạc và bản đồ không đúng với nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ; Hoạt động đo đạc và bản đồ khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết thời hạn.
Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi hoạt động đo đạc và bản đồ không có giấy phép hoặc hoạt động đo đạc và bản đồ trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ từ 03 đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này mà không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật về đo đạc bản đồ.
Vi phạm quy định về xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ có thể bị phạt tiền tới 50 triệu đồng
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ thể hiện không đúng địa giới hành chính theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi xuất bản sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2, 3 Điều này; Cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin, sửa chữa dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; Buộc thu hồi dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; Buộc tiêu hủy sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền phạt tới 50 triệu đồng
Nghị định quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 03 đến 12 tháng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5 triệu đồng; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25 triệu đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 03 đến 12 tháng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25 triệu đồng; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50 triệu đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 03 đến 12 tháng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Đối với Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ quy định tại Chương II Nghị định này, cụ thể theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Theo đó, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 25 triệu đồng;…
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 35 triệu đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 03 đến 12 tháng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 35 triệu đồng;
Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50 triệu đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 03 đến 12 tháng;