Hòa Bình: Trồng rừng gắn với chế biến và cải tạo môi trường

20/01/2019 11:42

(TN&MT) -Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ đang được xác định là hướng đi chủ đạo khai thác tiềm năng, lợi thế của, mang lại cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và làm giàu ở nhiều địa phương. Điều đặc biệt của mô hình kinh tế rừng ở tỉnh Hòa Bình là khi phát triển rừng, người dân sống dựa vào rừng, họ ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, không chặt phá rừng.

a
Tỉnh Hòa Bình ngày càng xuất hiện các tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

 

Phát triển kinh tế rừng theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, từng bước gắn với công nghiệp chế biến đang được nhiều địa phương xác định là hướng đi chủ đạo thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của tỉnh miền núi Hòa Bình. Nhiều năm nay, tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ các địa phương, người trồng rừng phát triển kinh tế rừng khá hiệu quả, nhất là các huyện như Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Lạc Sơn  Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn, các hộ dân trồng giống keo sinh trưởng tốt, gấp 1,5 – 2 lần giống keo cũ, năng suất tăng khoảng  20% so với các giống đại trà. Nhiều huyện đã rà soát quy hoạch phát triển các loại trồng rừng từ các giống cây bản địa mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội như trồng dổi ở Lạc Sơn vừa cho quả đồng thời thời cho gỗ có giá trị kinh tế rất cao… Nhiều hộ dân trồng xoan đào, xoan trắng có thu nhập hang tỷ đồng.

b
Khi người dân vùng cao sống dựa vào rừng nhờ kinh tế rừng phát triển, họ có ý thực bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tỉnh Hòa Bình duy trì tốt và hoàn thành các chỉ tiêu về trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, trung bình hằng năm trồng từ 6000-8000 ha. Hiện mật độ che phủ rừng của tỉnh Hòa Bình khá cao, đạt 51,2%.  Ngày càng xuất hiện các tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Toàn tỉnh Hòa Bình đã có hàng chục cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng. Đã có một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, sản xuất ván MDF vào đầu tư trên địa bàn như: Nhà máy MDF Vinafor - Tân An, công xuất thiết kế 54.000 m3 ván MDF và 20.000 m3 ván ghép thanh /năm (hiện đã đầu tư xây dựng xong bắt dầu đi vào hoạt động); Nhà máy MDF Phú Thành, huyện Lạc Thủy, công xuất thiết kế 40.000 m3 ván MDF /năm, nhà máy BWG Mai Châu… Đây là những tiền đề để quy hoạch vùng nguyên liệu, gắn trồng rừng với khai thác, chế biến lâm sản với thị trường tiêu thụ, phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa...

Ông Nguyễn Xuân Trường, Chi cục Phó Chi cục Kiểm lâm cho biết: Là tỉnh miền núi, nhưng lại tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình có tổng diện tích rừng 460.869,09 ha, đất lâm nghiệp 332.813,1 ha chiếm 72,21%, nguồn lao động dồi dào, đặc biệt người dân có truyền thống về trồng rừng sản xuất. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới rất lớn, tăng tối thiểu khoảng 8%/năm. Các mặt  hàng sản xuất gỗ tự nhiên ngày khan khiếm và có giá trị gia tăng cao, sản phẩm gỗ chế biến và đồ mộc nội thất đã trở thành một trong số những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt nam, sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU. Đây là những cơ  hội rất lớn để phát triển kinh tế rừng. Trong lộ trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, tỉnh Hòa Bình đang phấn đấu đến năm 2020 sản lượng gỗ xây dựng đạt khoảng 110.000 m3/năm, MDF khoảng 54.000 m3/năm, ván sàn và ván ghép thanh khoảng 25.000 m3/năm, trên 40.000 m3/năm đối với sản phẩm mộc gia dụng, 21.000 tấn/năm đối với bột giấy... Tỉnh Hòa Bình đang đặt mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, có chiều sâu, hàm lượng công nghệ cao theo hướng công nghiệp hóa, với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, sản lượng đủ lớn để xuất khẩu. Giảm dần việc bán nguyên liệu thô và các sản phẩm sơ chế như nguyên liệu giấy, dăm gỗ xuất khẩu hiện nay, thay bằng các sản phẩm tinh chế giá trị gia tăng lớn. Rà soát, củng cố và nâng cấp các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ; thu hút đầu tư xây dụng nhà máy chế biến quy mô lớn. Bên cạnh đó, tổ chức quy hoạch, bố trí vùng nguyên liệu cho các trung tâm chế biến lớn, gắn trồng rừng với khai thác - chế biến lâm sản - thị trường tiêu thụ.  

Nhiều doanh nghiệp đã quyết định đầu tư nhà máy tại địa phương vì Hòa Bình có nguồn nguyên liệu gỗ rừng dồi dào là  tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp chế biến từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Các doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng keo, với các sản phẩm chủ yếu là gỗ ghép thanh, bàn ghế ngoài trời, chủ yếu xuất đi các nước Châu Âu, các cản sản phẩm gỗ dán phim cung cấp cho khách hàng phục vụ đổ trần, cóp pha bê tông... Nhằm chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất và nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp cho người dân, các doanh nghiệp đã triển khai chương trình hợp tác với nông dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC - mô hình trồng rừng  đem đến nhiều lợi ích từ cải tạo môi trường, môi sinh, tăng thu nhập cho nông dân trồng rừng. Khi đạt chứng chỉ rừng FSC, giá trị gỗ sẽ cao hơn cách trồng rừng truyền thống, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, nâng cao giá trị gia tăng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hòa Bình: Trồng rừng gắn với chế biến và cải tạo môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO