Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều thuận lợi, đồng thời, cũng đặt ra không ít thách thức đối với công tác quản lý và nghiên cứu khoa học công nghệ về đo đạc, bản đồ và hệ thống tin địa lý.
Theo Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ Nguyễn Phi Sơn, nắm bắt cơ hội do Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, Viện đã tập trung xây dựng định hướng chiến lược một cách đúng đắn, với mục tiêu trở thành một viện nghiên cứu cơ bản đầu ngành, có năng lực và trình độ khoa học công nghệ hiện đại đạt mức tiên tiến của khu vực và tiếp cận với trình độ của các nước phát triển trên thế giới.
Cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng tới tất cả các ngành, lĩnh vực |
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, thời gian tới, Viện sẽ tích cực phối hợp với Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đo đạc và bản đồ góp phần cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ các yêu cầu của quản lý Nhà nước về lãnh thổ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an ninh, quốc phòng; nghiên cứu khoa học về Trái đất; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; đồng thời đáp ứng thông tin cho nhu cầu sử dụng của cộng đồng trong hoạt động kinh tế, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, dân sinh và xã hội.
Cùng với đó, Viện cũng sẽ đảm bảo công tác đào tạo, tiếp tục triển khai các công tác nghiệp vụ trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ; tăng cường công tác hợp tác quốc tế, đặc biệt trong việc trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
|
Viện sẽ tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, viễn thám vào thực tiễn; nghiên cứu, trao đổi thông tin và hợp tác hoàn thành các dự án với các đối tác trong nghiên cứu, xây dựng, phát triển hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia Việt Nam; xây dựng, phát triển hệ thống thông tin địa lý quốc gia Việt Nam; ...
Đặc biệt là chủ động tiếp thu các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để áp dụng phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam; đề xuất các đề tài khoa học công nghệ phù hợp, đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới.