Một tình nguyện viên sử dụng loa để kêu gọi cư dân sơ tán đến nơi trú ẩn trước khi cơn bão Amphan đổ bộ vào Khulna, Bangladesh theo dự báo. Ảnh: AFP |
Các nhà tạm trú cách ly vì COVID-19 ở Ấn Độ đã được chuyển đổi thành nơi trú ẩn cho đợt bão, khiến các cơ quan chức năng phải quản lý giãn cách xã hội để cố gắng và ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19.
Ở nước láng giềng Bangladesh, các nhà chức trách đã di chuyển người dân lên vùng đất cao hơn và kêu gọi họ duy trì đảm bảo giãn cách xã hội và đeo khẩu trang khi quốc gia này ghi nhận hơn 20.995 trường hợp nhiễm COVID-19 và 314 trường hợp tử vong cho đến nay.
Văn phòng thời tiết Ấn Độ cho biết siêu bão Amphan đã đạt được sức gió khoảng 265 km/h trên Vịnh Bengal vào tối 18/5 và dự kiến sẽ đổ bộ vào ngày 20/5.
Theo các quan chức thời tiết, tốc độ gió như vậy có thể khiến Amphan trở thành một trong những cơn bão lớn nhất tấn công Ấn Độ trong khoảng một thập kỷ.
Cơn bão này xảy ra khi Ấn Độ nới lỏng lệnh phong tỏa chặt chẽ và lớn nhất thế giới vào tháng 4 nhằm ngăn chặn COVID-19.
Các bang Odisha và Tây Bengal của Ấn Độ đã chuyển các gia đình đến hơn 1.000 nơi trú ẩn trong các văn phòng chính phủ và trung tâm giáo dục và đang vội vã chuyển những trung tâm cách ly phòng chống COVID-19 thành nơi trú ẩn trong đợt bão.
“Chúng ta chỉ còn khoảng 6 giờ nữa để sơ tán người dân khỏi nhà và cũng phải duy trì giãn cách xã hội… Cơn bão có thể cuốn trôi hàng ngàn túp lều và phá hủy mùa màng”, SG. Rai, một quan chức trong văn phòng quản lý thảm họa liên bang nói với Reuters vào ngày 19/5.
Tàu hỏa chở hàng ngàn công nhân nhập cư từ thủ đô New Delhi của Ấn Độ đến các bang miền Đông sau khi lệnh phong tỏa của nước này nới lỏng mộ số hạn chế đối với hệ thống đường sắt, đã được chuyển hướng để tránh con đường bão đổ bộ.
Ấn Độ, với đường bờ biển dài 7.516 km, trải qua hơn một phần mười tổng số các cơn bão nhiệt đới trên thế giới, phần lớn trong số đó xảy ra trên bờ biển phía Đông của nước này.
Ở nước láng giềng Bangladesh, các quan chức đã tăng cường các hoạt động cứu hộ vì cơn bão có thể trở thành cơn bão tồi tệ nhất trong khoảng 15 năm qua.
Các quận ven biển Bangladesh có thể gặp phải lũ lụt từ sóng thủy triều và lượng mưa lớn với tốc độ gió lên tới 160 km/h do bão gây ra.
“Chúng tôi đã chuẩn bị 12.000 trung tâm ứng phó với bão, nơi có hơn 5 triệu người có thể trú ẩn. Chúng tôi cũng đã thực hiện các bước cần thiết để mọi người có thể duy trì giãn cách xã hội và đeo khẩu trang”, ông Enamur Rahman, Bộ trưởng Bộ Quản lý Thảm họa và Cứu trợ Nhà nước tại thủ đô Dhaka cho biết.
Bờ biển Bangladesh, nơi sinh sống của 30 triệu người cũng thường xuyên bị vùi dập bởi các cơn bão làm chết hàng trăm ngàn người trong những thập kỷ gần đây.