(TN&MT) - Nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng phát triển nhanh về số lượng, cung cấp hải sản tươi sống cho dịch vụ du lịch Cát Bà. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế, nghề nuôi lồng bè đang ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển, cảnh quan du lịch biển và TTATXH trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Hiểm họa môi trường
Theo UBND huyện Cát Hải, nguồn thải từ nuôi trồng thủy sản do lượng thức ăn chủ yếu là cá tạp, chế biến thủ công hay một phần cá ăn không hết rơi xuống đáy biển tích tụ lại, kết hợp với số lao động trên các lồng bè tăng nhanh (hiện có 1.229 người) và nhiều vật nuôi sinh sống trên lồng bè tạo ra lượng chất thải rất lớn đổ trực tiếp xuống biển. Trung bình lượng rác thu gom trên vịnh Bến Bèo và vịnh Lan Hạ từ 7-8 m3/ngày, có đợt cao điểm lượng giác thu 10 m3/ngày (chưa kể đến lượng rác thải trôi dạt trên vịnh) đang là hiểm họa gây ô nhiễm môi trường.
Các hộ TTTS kết hợp tổ chức tham quan, ăn uống trên bè. Tuy nhiên, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được kiểm định, cấp phép. Trong khi, lượng khách du lịch tăng nhanh, làm phát sinh rác thải du lịch lớn. Ngoài ra, các nhà hàng, bè nổi xả trực tiếp xuống biển không có hệ thống lọc xử lý đang gây ô nhiễm vịnh Cát Bà.
Việc sử dụng cát để nuôi tu hài và nuôi ngao hoa… đang ảnh hưởng đến cảnh quan, làm thay đổi môi trường tự nhiên đáy vịnh, xuất hiện nhiều loài vi tảo gây bệnh, ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. Các loài vi tảo này ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển và có nguy cơ huỷ diệt các loài vi sinh vật biển là thức ăn của các loài thủy sản khác như: Tu hài, hàu... Điển hình một khu vực: Hang Vẹm, Vụng O… xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ và dịch bệnh hải sản gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi.
Hiện trên vịnh Cát Bà có 86 tàu xi măng chứa nước ngọt, xưởng sửa chữa cơ khí, chứa đồ vật dụng sinh hoạt, nơi tập kết cát, cấy giống nhuyễn thể, nuôi gia súc... Tất cả đều không có đăng kiểm, không có giấy phép hoạt động do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong khi, nhiều hộ nuôi thủy sản từ địa phương khác đến Cát Bà không khai báo, không đăng ký tạm trú, tạm vắng gây khó khăn, phức tạp trong công tác quản lí hộ khẩu trên địa bàn, nhiều vụ việc mất an ninh trật tự an toàn xã hội đã xảy ra trên vịnh.
Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản để bảo vệ môi trường
Theo ông Nguyễn Văn Chương, Bí thư huyện ủy Cát Hải, việc di dời các tàu xi măng ra khỏi vịnh thuộc quần đảo Cát Bà tạo môi trường vịnh xanh, sạch, đẹp đáp ứng các tiêu chí đề nghị UNESCO công nhận “Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới", phát triển du lịch và kinh tế, xã hội bền vững. Việc nuôi trồng thủy, hải sản với hình thức tự phát bằng ô lồng bè trên các vịnh có chủ trương hạn chế từ khi thành lập Ban quản lý các vịnh năm 2009. Tuy nhiên, các chủ cơ sở không chấp hành, vẫn tiếp tục mở rộng nuôi hải sản.Huyện Cát Hải đã lên lộ trình trước ngày 30/6/2018, chấn chỉnh xử lý đưa các tàu xi măng, phương tiện khai thác, cơ sở sửa chữa cơ khí ra khỏi vịnh Bến Bèo, vịnh Lan Hạ; chấm dứt nuôi nhuyễn thể trên giàn bè. Đồng thời, đến ngày 30/11/2018 chấm dứt nuôi nhuyễn thể trên các bãi triều, rạn ngầm trên các vịnh, đồng thời cắt giảm 30% cơ sở nuôi và số ô lồng nuôi thủy sản, tương ứng 92 cơ sở với gần 1.700 ô nuôi. Từ năm 2019 đến 2021 tiếp tục cắt giảm 260 cơ sở nuôi tương ứng với 6.000 ô lồng nuôi thủy sản. Địa phương thống nhất để các chủ cơ sở thu hoạch hết vụ hè này.
Ông Nguyễn Công Hòa, Giám đốc Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà cho biết: Để đảm bảo cho cuộc sống của người dân tại các cơ sở nuôi khi cắt giảm, di dời, sắp xếp các ô lồng nuôi và di chuyển các tàu xi măng ra khỏi các vịnh, BQL các vịnh báo cáo, đề xuất với huyện Cát Hải và TP Hải Phòng. Theo đó, huyện Cát Hải đã phối hợp với các ngành đề xuất với UBND TP Hải Phòng xin ý kiến nhằm có chính sách thỏa đáng đối với các hộ NNTS như: xác định kết cấu hoàn chỉnh của ô, lồng nuôi; kết cấu nhà chòi sinh hoạt; hỗ trợ di chuyển ổn định đời sống sản xuất; hỗ trợ lao động trực tiếp chuyển đổi nghề…
Hiểm họa môi trường
Theo UBND huyện Cát Hải, nguồn thải từ nuôi trồng thủy sản do lượng thức ăn chủ yếu là cá tạp, chế biến thủ công hay một phần cá ăn không hết rơi xuống đáy biển tích tụ lại, kết hợp với số lao động trên các lồng bè tăng nhanh (hiện có 1.229 người) và nhiều vật nuôi sinh sống trên lồng bè tạo ra lượng chất thải rất lớn đổ trực tiếp xuống biển. Trung bình lượng rác thu gom trên vịnh Bến Bèo và vịnh Lan Hạ từ 7-8 m3/ngày, có đợt cao điểm lượng giác thu 10 m3/ngày (chưa kể đến lượng rác thải trôi dạt trên vịnh) đang là hiểm họa gây ô nhiễm môi trường.
Các hộ TTTS kết hợp tổ chức tham quan, ăn uống trên bè. Tuy nhiên, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được kiểm định, cấp phép. Trong khi, lượng khách du lịch tăng nhanh, làm phát sinh rác thải du lịch lớn. Ngoài ra, các nhà hàng, bè nổi xả trực tiếp xuống biển không có hệ thống lọc xử lý đang gây ô nhiễm vịnh Cát Bà.
Việc sử dụng cát để nuôi tu hài và nuôi ngao hoa… đang ảnh hưởng đến cảnh quan, làm thay đổi môi trường tự nhiên đáy vịnh, xuất hiện nhiều loài vi tảo gây bệnh, ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. Các loài vi tảo này ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển và có nguy cơ huỷ diệt các loài vi sinh vật biển là thức ăn của các loài thủy sản khác như: Tu hài, hàu... Điển hình một khu vực: Hang Vẹm, Vụng O… xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ và dịch bệnh hải sản gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi.
Hiện trên vịnh Cát Bà có 86 tàu xi măng chứa nước ngọt, xưởng sửa chữa cơ khí, chứa đồ vật dụng sinh hoạt, nơi tập kết cát, cấy giống nhuyễn thể, nuôi gia súc... Tất cả đều không có đăng kiểm, không có giấy phép hoạt động do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong khi, nhiều hộ nuôi thủy sản từ địa phương khác đến Cát Bà không khai báo, không đăng ký tạm trú, tạm vắng gây khó khăn, phức tạp trong công tác quản lí hộ khẩu trên địa bàn, nhiều vụ việc mất an ninh trật tự an toàn xã hội đã xảy ra trên vịnh.
Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản để bảo vệ môi trường
Theo ông Nguyễn Văn Chương, Bí thư huyện ủy Cát Hải, việc di dời các tàu xi măng ra khỏi vịnh thuộc quần đảo Cát Bà tạo môi trường vịnh xanh, sạch, đẹp đáp ứng các tiêu chí đề nghị UNESCO công nhận “Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới", phát triển du lịch và kinh tế, xã hội bền vững. Việc nuôi trồng thủy, hải sản với hình thức tự phát bằng ô lồng bè trên các vịnh có chủ trương hạn chế từ khi thành lập Ban quản lý các vịnh năm 2009. Tuy nhiên, các chủ cơ sở không chấp hành, vẫn tiếp tục mở rộng nuôi hải sản.Huyện Cát Hải đã lên lộ trình trước ngày 30/6/2018, chấn chỉnh xử lý đưa các tàu xi măng, phương tiện khai thác, cơ sở sửa chữa cơ khí ra khỏi vịnh Bến Bèo, vịnh Lan Hạ; chấm dứt nuôi nhuyễn thể trên giàn bè. Đồng thời, đến ngày 30/11/2018 chấm dứt nuôi nhuyễn thể trên các bãi triều, rạn ngầm trên các vịnh, đồng thời cắt giảm 30% cơ sở nuôi và số ô lồng nuôi thủy sản, tương ứng 92 cơ sở với gần 1.700 ô nuôi. Từ năm 2019 đến 2021 tiếp tục cắt giảm 260 cơ sở nuôi tương ứng với 6.000 ô lồng nuôi thủy sản. Địa phương thống nhất để các chủ cơ sở thu hoạch hết vụ hè này.
Ông Nguyễn Công Hòa, Giám đốc Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà cho biết: Để đảm bảo cho cuộc sống của người dân tại các cơ sở nuôi khi cắt giảm, di dời, sắp xếp các ô lồng nuôi và di chuyển các tàu xi măng ra khỏi các vịnh, BQL các vịnh báo cáo, đề xuất với huyện Cát Hải và TP Hải Phòng. Theo đó, huyện Cát Hải đã phối hợp với các ngành đề xuất với UBND TP Hải Phòng xin ý kiến nhằm có chính sách thỏa đáng đối với các hộ NNTS như: xác định kết cấu hoàn chỉnh của ô, lồng nuôi; kết cấu nhà chòi sinh hoạt; hỗ trợ di chuyển ổn định đời sống sản xuất; hỗ trợ lao động trực tiếp chuyển đổi nghề…