(TN&MT) - Từ lâu, đảo Hòn Dấu, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng được mệnh danh là "thiên đường xanh". Nơi đây có rừng nguyên sinh, môi trường cảnh quan xanh mát. Hàng cây đa búp đỏ cổ thụ trăm tuổi là cây Di sản Việt Nam. Trên đảo còn có Trạm Khí tượng Hải văn Hòn Dấu (thuộc Trạm Khí tượng thủy văn Đông Bắc) làm nhiệm vụ quan trắc các số liệu về môi trường biển, phục cụ công tác dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai. Ngoài ra, trên đảo còn có “Lưới độ cao gốc quốc gia” được bảo vệ và giữ gìn.
Thiên đường xanh giữa trùng khơi
Đảo Dấu cách bán đảo Đồ Sơn hơn 1 km, diện tích 12 ha. Đây là một trong những hòn đảo có mật độ công trình di tích, di sản, danh thắng lớn nhất miền Bắc. Với những giá trị cảnh quan môi trường đặc thù, năm 2009, Đảo Dấu được Nhà nước công nhận là Danh thắng cấp quốc gia. Đáng chú ý, quần thể 37 cây đa búp đỏ trên đảo được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Trên đảo có Đền thờ Đức Nam Hải Đại Thần Vương. Ngôi đền rất linh thiêng đối với người dân Đồ Sơn và ngư dân Duyên hải Bắc Bộ. Đây là hiện thân của đời sống tinh thần, tâm linh và trở thành tập quán, tín ngưỡng gắn với lễ hội trên đảo.
Đức Nam Hải Đại Thần Vương là vị thần bảo hộ vùng đất Đồ Sơn, phù hộ ngư dân ra khơi thuận lợi, được mùa... Ngài rất nghiêm khắc với những hành động như: chặt, bẻ cây, lấy đá từ đảo mang vào bờ. Bao nhiêu năm qua, những câu chuyện, truyền thuyết này là những “lời nguyền” giúp bảo vệ cảnh quan, cây xanh, tài nguyên trên đảo Dấu. Nhiều du khách, người dân luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ canh quan môi trường trên đảo, không lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo.Theo ông Hoàng Trung Hiếu, Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn: Danh thắng quốc gia đảo Dấu với cảnh quan thiên nhiên gồm các cây cổ thụ, thảm thực vật xanh mát đang được bảo tồn nguyên vẹn. Trên đảo vẫn giữ được những nét hoang sơ, khu rừng nguyên sinh với quần thể cây di sản đa búp đỏ, những cây si, sanh, đa… cổ thụ, cao lớn. Câu khẩu hiệu nổi tiếng trên đảo Dấu được các du khách và người dân địa phương lan truyền khi lên đảo: “Đừng lấy đi gì ngoài những bức ảnh - đừng để lại gì ngoài những dấu chân”. Từ đền thờ Nam Hải Thần Vương, đi theo con đường nhỏ rợp bóng cây xanh của rừng nguyên sinh là tới ngọn Hải đăng đảo Dấu như tòa lâu đài cổ kính giữa trùng khơi.
Hải đăng đảo Dấu được người Pháp xây dựng năm 1892, hoàn thành năm 1896. Hải đăng chiếu xa tới hơn 40 km, được mệnh danh “mắt ngọc của Tổ quốc”. Hơn 100 năm qua, ánh sáng từ ngọn hải đăng đã soi sáng, dẫn đường cho nhiều tàu thuyền trong đêm tối giữa sóng nước biển cả. Ngọn Hải đăng Hòn Dấu còn là di tích lịch sử về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.
Những người thầm lặng trên đảo Dấu
Trao đổi với PV Báo TN&MT, anh Hoàng Gia Tùng, 30 tuổi, Trạm trưởng Trạm Khí tượng Hải văn Hòn Dấu cho biết: Đơn vị hiện có 6 cán bộ, nhân viên. Công việc thường ngày của đơn vị là quan trắc khí tượng, hải văn, môi trường nước biển với các thông số như: nhiệt độ, độ ẩm không khí, áp suất, lượng mưa, cấp độ gió, độ mặn, mực nước biển, độ PH, độ cao sóng biển, tốc độ gió... Họ lấy mẫu kiểm tra, lưu giữ mẫu chuyển về đất liền.
Hàng ngày, các bộ thực hiện quan trắc lấy mẫu 4 lần với các mốc thời gian theo chuẩn quốc tế (0h, 6h, 12h, 18h) và theo giờ Việt Nam (1h, 7h, 13h, 19h). Cuộc sống trên đảo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, điện và nước máy mới được lắp đặt và triển khai. Vào mùa mưa bão, tần suất quan trắc, lấy mẫu khoảng 1h/lần. Khi thời tiết diễn biễn bất thường, chu kỳ quan trắc lấy mẫu liên tục 30 phút/lần để cập nhật tình hình để dự báo, cảnh báo giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các cán bộ thường xuyên cập nhật tốc độ gió, khí áp, độ cao mực nước biển. Khi thời tiết xấu, các cán bộ của trạm không ngại khó khăn, vất vả, thậm chí nguy hiểm để thực thi công việc được giao.
Thiên đường xanh giữa trùng khơi
Đảo Dấu cách bán đảo Đồ Sơn hơn 1 km, diện tích 12 ha. Đây là một trong những hòn đảo có mật độ công trình di tích, di sản, danh thắng lớn nhất miền Bắc. Với những giá trị cảnh quan môi trường đặc thù, năm 2009, Đảo Dấu được Nhà nước công nhận là Danh thắng cấp quốc gia. Đáng chú ý, quần thể 37 cây đa búp đỏ trên đảo được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Trên đảo có Đền thờ Đức Nam Hải Đại Thần Vương. Ngôi đền rất linh thiêng đối với người dân Đồ Sơn và ngư dân Duyên hải Bắc Bộ. Đây là hiện thân của đời sống tinh thần, tâm linh và trở thành tập quán, tín ngưỡng gắn với lễ hội trên đảo.
Đức Nam Hải Đại Thần Vương là vị thần bảo hộ vùng đất Đồ Sơn, phù hộ ngư dân ra khơi thuận lợi, được mùa... Ngài rất nghiêm khắc với những hành động như: chặt, bẻ cây, lấy đá từ đảo mang vào bờ. Bao nhiêu năm qua, những câu chuyện, truyền thuyết này là những “lời nguyền” giúp bảo vệ cảnh quan, cây xanh, tài nguyên trên đảo Dấu. Nhiều du khách, người dân luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ canh quan môi trường trên đảo, không lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo.Theo ông Hoàng Trung Hiếu, Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn: Danh thắng quốc gia đảo Dấu với cảnh quan thiên nhiên gồm các cây cổ thụ, thảm thực vật xanh mát đang được bảo tồn nguyên vẹn. Trên đảo vẫn giữ được những nét hoang sơ, khu rừng nguyên sinh với quần thể cây di sản đa búp đỏ, những cây si, sanh, đa… cổ thụ, cao lớn. Câu khẩu hiệu nổi tiếng trên đảo Dấu được các du khách và người dân địa phương lan truyền khi lên đảo: “Đừng lấy đi gì ngoài những bức ảnh - đừng để lại gì ngoài những dấu chân”. Từ đền thờ Nam Hải Thần Vương, đi theo con đường nhỏ rợp bóng cây xanh của rừng nguyên sinh là tới ngọn Hải đăng đảo Dấu như tòa lâu đài cổ kính giữa trùng khơi.
Hải đăng đảo Dấu được người Pháp xây dựng năm 1892, hoàn thành năm 1896. Hải đăng chiếu xa tới hơn 40 km, được mệnh danh “mắt ngọc của Tổ quốc”. Hơn 100 năm qua, ánh sáng từ ngọn hải đăng đã soi sáng, dẫn đường cho nhiều tàu thuyền trong đêm tối giữa sóng nước biển cả. Ngọn Hải đăng Hòn Dấu còn là di tích lịch sử về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.
Những người thầm lặng trên đảo Dấu
Trao đổi với PV Báo TN&MT, anh Hoàng Gia Tùng, 30 tuổi, Trạm trưởng Trạm Khí tượng Hải văn Hòn Dấu cho biết: Đơn vị hiện có 6 cán bộ, nhân viên. Công việc thường ngày của đơn vị là quan trắc khí tượng, hải văn, môi trường nước biển với các thông số như: nhiệt độ, độ ẩm không khí, áp suất, lượng mưa, cấp độ gió, độ mặn, mực nước biển, độ PH, độ cao sóng biển, tốc độ gió... Họ lấy mẫu kiểm tra, lưu giữ mẫu chuyển về đất liền.
Hàng ngày, các bộ thực hiện quan trắc lấy mẫu 4 lần với các mốc thời gian theo chuẩn quốc tế (0h, 6h, 12h, 18h) và theo giờ Việt Nam (1h, 7h, 13h, 19h). Cuộc sống trên đảo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, điện và nước máy mới được lắp đặt và triển khai. Vào mùa mưa bão, tần suất quan trắc, lấy mẫu khoảng 1h/lần. Khi thời tiết diễn biễn bất thường, chu kỳ quan trắc lấy mẫu liên tục 30 phút/lần để cập nhật tình hình để dự báo, cảnh báo giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các cán bộ thường xuyên cập nhật tốc độ gió, khí áp, độ cao mực nước biển. Khi thời tiết xấu, các cán bộ của trạm không ngại khó khăn, vất vả, thậm chí nguy hiểm để thực thi công việc được giao.
Do thường xuyên làm việc trên đảo nên các cán bộ, nhân viên coi đơn vị là ngôi nhà thứ hai. Gần đây, trạm được đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt được cải thiện. Hàng ngày, những người làm công tác quan trắc âm thầm, lặng lẽ thu thập các số liệu, cung cấp thông tin khí hậu, thời tiết gửi về Đài Khí tượng thủy văn Đông Bắc. Khi có bão, mọi người lưu trú trong nhà, tàu thuyền về bến tránh bão. Lúc này, những nhân viên của Trạm khí tượng hải văn ra ngoài trời quan trắc, ghi chép các số liệu, hiện tượng thời tiết. Công việc đòi hỏi cẩn thận, chính xác, áp lực thời gian. Khi thời tiết xấu, diễn biến bất thường, nhân viên ghi lại số liệu cấp gió, độ cao sóng biển và báo cáo về trung tâm trong đất liền kịp thời phát tin cảnh báo khẩn cấp. Mỗi bản tin cảnh báo, dự báo là kết quả tổng hợp số liệu của nhiều trạm quan trắc trong vùng ảnh hưởng. Thời điểm đó, việc đo đếm số liệu và báo cáo được triển khai rất khẩn trương để gửi về trung tâm. Từ các dữ liệu trên, cơ quan chức năng sẽ thông tin đến công chúng.
Được biết, Hoàng Gia Tùng là con trai của “nguyên” Trạm Trưởng Đào Thị Dung, làm việc ở Trạm Hòn Dấu hơn 30 năm vừa nghỉ chế độ. Ngoài ra, bố của Tùng cũng là ông Hoàng Gia Thu, một cán bộ quan trắc trong đơn vị. Trong số các cán bộ, nhân viên của Trạm Khí tượng Hải văn Hòn Dáu hiện có một “tân binh” là em Phạm Thị Bích Ngọc, 25 tuổi, mới ra công tác tại đảo 2 năm, chưa lập gia đình. Đảo Hòn Dấu chỉ cách đất liền khoảng 10 phút đi tàu. Tuy nhiên, do đặc thù và yêu cầu công việc nên các nhân viên phải thường trực trên đảo. Vào những ngày trời yên biển lặng, đơn vị luân phiên 4 người thường trực, 2 người tranh thủ về thăm nhà. Vào những ngày mưa, bão, toàn bộ cán bộ nhân viên thường trực làm nhiệm vụ.
Được biết, Hoàng Gia Tùng là con trai của “nguyên” Trạm Trưởng Đào Thị Dung, làm việc ở Trạm Hòn Dấu hơn 30 năm vừa nghỉ chế độ. Ngoài ra, bố của Tùng cũng là ông Hoàng Gia Thu, một cán bộ quan trắc trong đơn vị. Trong số các cán bộ, nhân viên của Trạm Khí tượng Hải văn Hòn Dáu hiện có một “tân binh” là em Phạm Thị Bích Ngọc, 25 tuổi, mới ra công tác tại đảo 2 năm, chưa lập gia đình. Đảo Hòn Dấu chỉ cách đất liền khoảng 10 phút đi tàu. Tuy nhiên, do đặc thù và yêu cầu công việc nên các nhân viên phải thường trực trên đảo. Vào những ngày trời yên biển lặng, đơn vị luân phiên 4 người thường trực, 2 người tranh thủ về thăm nhà. Vào những ngày mưa, bão, toàn bộ cán bộ nhân viên thường trực làm nhiệm vụ.