(TN&MT) - Nhiều năm đã trôi qua, song những cư dân sinh sống tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội luôn phải cố gắng đối phó và tìm cách sống chung với dòng mước đen kịt, nổi váng, ngập ngụa rác thải và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc của mương nước Cầu Am.
Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường khi có mặt tại đây trong sáng ngày 30/6/2018 cho thấy, thực trạng ô nhiễm của mương nước Cầu Am, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang ở mức báo động. Trong đó, đập ngay vào mắt chúng tôi là hình ảnh dòng nước với chỉ một màu đen đục, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, ngập tràn rác thải, đặc biệt phía cuối của mương này đang xuống cấp và bị sạt lở nghiêm trọng làm hẹp dòng chảy của mương Cầu Am.
Mương Cầu Am có vị trí nằm gần như song song với dãy Phố Cầu Am, mương nước này dài khoảng gần 1km, điểm đầu của con mương khởi nguồn từ đầu cầu Am qua khu dân cư đến điểm Bưu điện văn hóa phường Vạn Phúc, quận Hà Đông.
Ông Nguyễn Văn Tùng – Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông cho biết: Hiện nay, với mức độ đô thi hóa ngày càng nhanh, kinh tế ngày càng phát triển, người dân từ khắp các tỉnh, thành về sinh sống tại khu vực này ngày một nhiều. Tuy nhiên, chất lượng môi trường sống nơi đây thì không tăng lên, thậm chí là không bằng so với trước đây. Nói như vậy là bởi người dân xung quanh đang phải tìm cách sống chung với ô nhiễm, mà nguyên nhân bắt nguồn từ mương nước Cầu Am ngày ngày vẫn bốc mùi hôi thối, cùng với đó là đủ mọi loại rác thải được tập kết về đây.
Mương chảy ra sông Nhuệ, nhưng hiện tại cả con mương không khác gì dòng kênh chết, dọc theo chiều dài tuyến mương đã chuyển hẳn sang màu đen kịt, trên mặt kênh nổi lềnh bềnh rác thải cùng những mảng rêu xanh loang lổ, bốc mùi hôi thối vô cùng khó chịu. Một bên mương nước (phía mặt đường Vạn Phúc) là dãy nhà cao từ 4 đến 5 tầng kiên cố, chủ yếu được xây dựng nên để cho thuê kinh doanh, buôn bán. Phía sau khu nhà này tiếp giám với mương nước Cầu Am và để thuận tiện cho đường thoát nước thải mỗi nhà tại đây đều lắp đặt ít nhất một ống nhựa thoát nước ở bên ngoài căn nhà, dẫn nước thải từ tầng trên xuống tầng dưới và xả trực tiếp xuống mương nước một cách lộ thiên.
Cách đây gần 2 năm, vào khoảng tháng 10/2016, chính quyền quận Hà Đông, chính quyền phường Vạn Phúc đã bỏ kinh phí đầu tư xây dựng, tiến hành nạo vét, kè bờ mương nước nói trên. Tuy nhiên, việc đầu tư cải tạo không hiểu vì sao chỉ thực hiện một đoạn dài khoảng gần 200 m, đoạn còn lại của mương nước thì bỏ hoang, thậm chí có đoạn mương nước bị săn lấp gần như hoàn toàn bởi rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng được đổ tràn lan ra đây.
Bà Đỗ Thị Nhung – Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông bức xúc cho biết: Không chỉ có dãy nhà mặt đường Vạn Phúc xả nước thải xuống mương nước Cầu Am mà các cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn tại Phố Cầu Am cũng ngang nhiên xả thải xuống đây. Cùng với đó, người dân từ khắp nơi cũng vô tư vứt bất cứ thứ gi ra mương nước này, kể cả phế thải xây dựng, bàn, ghế, giường tủ... Vì thể, mương nước to rộng trước kia, giờ đây không khác một cái rãnh thoát nước thải đơn thuần, cỏ cây mọc ùm tùm. Tất cả đã khiến cho bộ mặt cảnh quan môi trường nơi đây trở lên hết sức nhếch nhác, khó coi.
Để đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do mương nước Cầu Am gây ra, người dân nơi đây chỉ còn cách là lắp cửa kính chắc chắn, đóng kín cửa cả ngày lấn đêm, phối hợp với các hộ dân dọc hai bờ tổ chức căng bạt ven sông và hạn chế các khe hở, bởi mùi hôi thối theo hướng gió có thể bay vào nhà bất cứ lúc nào. Tuy đã thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, nhưng vào những ngày hè thời tiết nóng bức như hiện nay, nhiều gia đình vì không chịu được mùi hôi thối đã phải đến ở nhờ nhà người thân, bạn bè hoặc phải chuyển đến nơi khác để sinh sống.
Như vậy, có thể nói thực trạng môi trường xung quanh khu vực mương nước Cầu Am đang hết sức báo động. Việc ô nhiễm mương nước tại đây không chỉ do nước thải mà còn bắt nguồn từ việc thiếu ý thức của một số người dân vứt và xả bừa bãi các loại rác thải, phế thải, các đồ vật đã qua sử dụng xuống mương, gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Do đó, để đảm bảo về mặt mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân đang cư trú trên địa bàn. Đề nghị các cơ quan chức năng liên quan, UBND quận Hà Đông, UBND phường Vạn Phúc sớm có phương án xử lý ô nhiễm, đầu tư cải tạo, nạo vét đoạn mương nước Cầu Am còn lại. Trả lại môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây.
Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường khi có mặt tại đây trong sáng ngày 30/6/2018 cho thấy, thực trạng ô nhiễm của mương nước Cầu Am, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang ở mức báo động. Trong đó, đập ngay vào mắt chúng tôi là hình ảnh dòng nước với chỉ một màu đen đục, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, ngập tràn rác thải, đặc biệt phía cuối của mương này đang xuống cấp và bị sạt lở nghiêm trọng làm hẹp dòng chảy của mương Cầu Am.
Mương Cầu Am có vị trí nằm gần như song song với dãy Phố Cầu Am, mương nước này dài khoảng gần 1km, điểm đầu của con mương khởi nguồn từ đầu cầu Am qua khu dân cư đến điểm Bưu điện văn hóa phường Vạn Phúc, quận Hà Đông.
Ông Nguyễn Văn Tùng – Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông cho biết: Hiện nay, với mức độ đô thi hóa ngày càng nhanh, kinh tế ngày càng phát triển, người dân từ khắp các tỉnh, thành về sinh sống tại khu vực này ngày một nhiều. Tuy nhiên, chất lượng môi trường sống nơi đây thì không tăng lên, thậm chí là không bằng so với trước đây. Nói như vậy là bởi người dân xung quanh đang phải tìm cách sống chung với ô nhiễm, mà nguyên nhân bắt nguồn từ mương nước Cầu Am ngày ngày vẫn bốc mùi hôi thối, cùng với đó là đủ mọi loại rác thải được tập kết về đây.
Mương chảy ra sông Nhuệ, nhưng hiện tại cả con mương không khác gì dòng kênh chết, dọc theo chiều dài tuyến mương đã chuyển hẳn sang màu đen kịt, trên mặt kênh nổi lềnh bềnh rác thải cùng những mảng rêu xanh loang lổ, bốc mùi hôi thối vô cùng khó chịu. Một bên mương nước (phía mặt đường Vạn Phúc) là dãy nhà cao từ 4 đến 5 tầng kiên cố, chủ yếu được xây dựng nên để cho thuê kinh doanh, buôn bán. Phía sau khu nhà này tiếp giám với mương nước Cầu Am và để thuận tiện cho đường thoát nước thải mỗi nhà tại đây đều lắp đặt ít nhất một ống nhựa thoát nước ở bên ngoài căn nhà, dẫn nước thải từ tầng trên xuống tầng dưới và xả trực tiếp xuống mương nước một cách lộ thiên.
Cách đây gần 2 năm, vào khoảng tháng 10/2016, chính quyền quận Hà Đông, chính quyền phường Vạn Phúc đã bỏ kinh phí đầu tư xây dựng, tiến hành nạo vét, kè bờ mương nước nói trên. Tuy nhiên, việc đầu tư cải tạo không hiểu vì sao chỉ thực hiện một đoạn dài khoảng gần 200 m, đoạn còn lại của mương nước thì bỏ hoang, thậm chí có đoạn mương nước bị săn lấp gần như hoàn toàn bởi rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng được đổ tràn lan ra đây.
Bà Đỗ Thị Nhung – Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông bức xúc cho biết: Không chỉ có dãy nhà mặt đường Vạn Phúc xả nước thải xuống mương nước Cầu Am mà các cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn tại Phố Cầu Am cũng ngang nhiên xả thải xuống đây. Cùng với đó, người dân từ khắp nơi cũng vô tư vứt bất cứ thứ gi ra mương nước này, kể cả phế thải xây dựng, bàn, ghế, giường tủ... Vì thể, mương nước to rộng trước kia, giờ đây không khác một cái rãnh thoát nước thải đơn thuần, cỏ cây mọc ùm tùm. Tất cả đã khiến cho bộ mặt cảnh quan môi trường nơi đây trở lên hết sức nhếch nhác, khó coi.
Để đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do mương nước Cầu Am gây ra, người dân nơi đây chỉ còn cách là lắp cửa kính chắc chắn, đóng kín cửa cả ngày lấn đêm, phối hợp với các hộ dân dọc hai bờ tổ chức căng bạt ven sông và hạn chế các khe hở, bởi mùi hôi thối theo hướng gió có thể bay vào nhà bất cứ lúc nào. Tuy đã thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, nhưng vào những ngày hè thời tiết nóng bức như hiện nay, nhiều gia đình vì không chịu được mùi hôi thối đã phải đến ở nhờ nhà người thân, bạn bè hoặc phải chuyển đến nơi khác để sinh sống.
Như vậy, có thể nói thực trạng môi trường xung quanh khu vực mương nước Cầu Am đang hết sức báo động. Việc ô nhiễm mương nước tại đây không chỉ do nước thải mà còn bắt nguồn từ việc thiếu ý thức của một số người dân vứt và xả bừa bãi các loại rác thải, phế thải, các đồ vật đã qua sử dụng xuống mương, gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Do đó, để đảm bảo về mặt mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân đang cư trú trên địa bàn. Đề nghị các cơ quan chức năng liên quan, UBND quận Hà Đông, UBND phường Vạn Phúc sớm có phương án xử lý ô nhiễm, đầu tư cải tạo, nạo vét đoạn mương nước Cầu Am còn lại. Trả lại môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây.