Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có mức độ đa dạng sinh học cao, phong phú về loài, tập trung chủ yếu tại Vườn quốc gia Vũ Quang và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Tuy nhiên, sự suy giảm về cá thể trong tự nhiên những năm gần đây đang là vấn đề đáng báo động.
Báo cáo cho thấy, mặc dù so với giai đoạn 2006-2010, tại Hà Tĩnh số vụ khai thác lâm sản, săn bắt động vật trái phép đã được phát hiện có giảm nhưng mức độ không đáng kể; Độ che phủ của rừng tăng lên từ 50,2% (năm 2010) lên 52, 48% (năm 2014), riêng rừng ngập mặn ven biển đang giảm dần (từ 2.168,63 ha xuống còn 775,83 ha)
Thả những cá thể Vooc về với rừng tự nhiên |
Nguyên nhân được xác định là do tác động quá mức của con người, khai thác để sử dụng làm thức ăn và sản phẩm thủ công mỹ nghệ; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình hồ đập, khai thác kháng sản… làm mất và chia cắt sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu, sự du nhập của các giống mới, các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn cũng là lý do gây suy giảm đa dạng sinh học ở Hà Tĩnh.
Lãnh đạo Sở TN&MT Hà Tĩnh cùng các đoàn viên tham gia phong trào trồng cây xanh |
Đứng trước thực trạng đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, tăng cường trồng cây xanh, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, nâng cao độ che phủ của rừng (phấn đấu đến năm 2020 nâng tỉ lệ che phủ của rừng đạt 56%); đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố môi trường do thiên tai như: Lũ quét, sạt lỡ đất, dịch bệnh, sự cố cháy rừng…
Tin và ảnh:Đức Cảnh