Hội nghị nhằm thúc đẩy các giải pháp, sáng kiến bảo vệ môi trường ngay tại trường học và là cơ hội để các cơ quan quản lý và các trường học có cơ hội chia sẻ, định hướng lồng ghép giáo dục môi trường trong chương trình giáo dục học đường. Qua đó, góp phần xây dựng kế hoạch triển khai chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa tại trường học.
Toàn cảnh buổi Hội nghị |
Báo cáo kết quả triển khai chương trình “Tái chế học đường” thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa năm học 2019-2020, ông Lê Trung Thông – Giám đốc công ty Cổ phần Lagom Việt Nam cho biết, chương trình đã được triển khai trên diện rộng tới 1.200 trường mầm non và tiểu học, mặc dù gián đoạn gần nửa năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng đến nay chương trình đã thu gom được 269 tấn vỏ hộp sữa, tương đương với gần 27 triệu vỏ hộp để đưa đi tái chế.
Trong năm học 2020 – 2021, chương trình sẽ có quy mô mở rộng gấp đôi tại Hà Nội với 1.600 trường tiểu học và mầm non tham gia. Trong khuôn khổ chương trình, các em sẽ tiếp tục được hướng dẫn cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống như cho ống hút vào trong hộp, làm dẹp, dán sticker lên miệng hộp và bỏ vào đúng nơi quy định. Vỏ hộp sữa sau đó sẽ được thu gom định kỳ hai tuần một lần và chuyển về nhà máy giấy Đồng Tiến Bình Dương để tái chế thành các sản phẩm hữu ích khác như giấy công nghiệp và tấm lợp, tấm phẳng sinh thái...
Ban tổ chức đã trao tặng bằng khen cho tập thể trường học thực hiện xuất sắc chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa |
Các mô hình trường học xanh và sáng kiến giáo dục môi trường như: sáng kiến trường học xanh vì không khí sách trong dự án "Đường đi bộ đến trường"; Mô hình học sinh tự quản trong chương trình thu gom, phân loại tái chế vỏ hộp sữa... được trình bày đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người tham dự chương trình với các giải pháp hữu hiệu, đơn giản gắn với học đường như giải pháp sức khoẻ từ việc lắp đặt máy đo, theo dõi chỉ số chất lượng không khí tại trường học; bảo vệ không khí với vườn cây từ bếp than, năng lượng sạch - giao thông xanh...
Bên cạnh đó, để khuyến khích các sáng kiến bảo vệ môi trường tại trường học, Ban tổ chức đã trao tặng bằng khen cho 35 tập thể trường học thực hiện xuất sắc chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa và 6 tập thể trường học thực hiện tốt các hoạt động xây dựng trường học xanh vì bầu không khí sạch trên địa bàn thành phố năm học 2019 – 2020.
Kết thục Hội nghị, ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đánh giá rất cao mô hình học sinh tự chủ của chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa mà Tetra Pak đang tích cực triển khai và hi vọng chương trình tiếp tục nhân rộng mô hình để đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho cộng đồng.
Hình ảnh triển lãm các mô hình, sáng kiến tại buổi Hội nghị:
Mô hình sáng kiến về quy trình tái chế vỏ hộp sữa |
Các mô hình được sử dụng bằng vật liệu tái chế |
|
Các vật phẩm được tái chế từ vỏ hộp sữa |