(TN&MT) - Báo TN&MT ngày 29/6/2018 có bài viết “Thanh Trì - Hà Nội: Rác, phế thải “ngập” vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm”. Sau khi bài báo phát hành UBND huyện Thanh Trì đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý điểm tập kết rác, phế thải gây ô nhiễm trên đường Nghiêm Xuân Yêm trả lại môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây.
Trước đó, trong bài báo “Thanh Trì - Hà Nội: Rác, phế thải “ngập” vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm”. Báo TN&MT đã nêu lên thực trạng dọc chiều dài hàng chục mét trên khu vực vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm có rất nhiều các đống đất trạc, phế thải, vật liệu xây dựng chất đống nằm ngổn ngang, chất cao từng đống lớn, đống nhỏ gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị, cũng như cản trở việc đi lại của người dân sinh sống xung quanh.
Để làm rõ vấn đề vì sao rác, phế thải tồn đọng gây ô nhiễm kéo dài hơn 1 năm trời, nhưng chính quyền sở tại lại không tiến hành xứ lý, gây nhiều bức xúc trong nhân dân, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã trao đổi với một số cơ quan liên quan.
Ông Nguyễn Văn Hưởng – Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì cho biết: Nguồn gốc của khu vực tập kết rác, phế thải là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP cho các hộ gia đình cá nhân tại thôn Thượng, xã Thanh Liệt để phục vụ mục đích canh tác sản xuất nông nghiệp và đất đường mương nội đồng do UBND xã quản lý.
Đầu năm 2010, tuyến đường vành đai III hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và tiến hành thi công đường. Diện tích đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP cho các hộ gia đình còn lại sau khi giải phóng mặt bằng đường vành đai III có diện tích khoảng 1.490 m2. Khi đường vành đai III hình thành đã phá vỡ toàn bộ hệ thông tưới tiêu của người dân, do đó các hộ gia đình, cá nhân không thể tiếp tục canh tác sản xuất nông nghiệp.
Cuối năm 2010, Công ty cổ phần xây dựng và thiết bị Sơn Long thực hiện các thủ tục mượn đất của các hộ dân tại đây làm bãi tập kết vật liệu, xưởng sửa chữa, văn phòng làm việc... để Công ty thực hiện thi công gói thầu cầu cạn (đường trên cao) đoạn Mai Dịch – Pháp Vân giai đoạn II.
Đầu năm 2014, Công ty Sơn Long đã bàn giao lại mặt bằng khu đất trên trả các hộ dân thôn Thượng. Khi trả lại đất cho các hộ dân Công ty Sơn Long còn một số công trình tạm và nền bê tông. Vì vậy, các gia đình đã tận dụng các công trình trên cải tạo làm nơi kinh doanh. dịch vụ (bán đồ ăn, tạp phẩm, rửa xe...).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Thanh Trì về việc xử lý các trường hợp xây dựng vị phạm tại các vị trí đất còn lại sau giải phóng mặt bằng đường vành đai III, UBND xã đã hoàn thiện hồ sơ vi phạm, thông báo đến các hộ dân và triển khai tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm, di chuyển toàn bộ hàng hóa tài sản ra khỏi khu vực này, việc cưỡng chế này hoàn thành khoảng tháng 4/2017.
Ông Đặng Đức Quỳnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết: Ngay sau khi bài viết rác, phế thải tại đường Nghiêm Xuân Yêm được đăng tải. UBND huyện Thanh Trì đã tiếp thu, ghi nhận thông tin cơ quan Báo phản ánh, đồng thời chỉ đạo Phòng TN&MT; Phòng Quản lý đô thị; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; UBND xã Thanh Liệt phối hợp với Xí nghiệp môi trường đô thị huyện lên các phương án xứ lý số rác thải, phế thải lưu cữu tại đây.
Cụ thể, trong vòng 2 ngày 30/6/2018 (thứ bảy) và ngày 1/7/2018 (chủ nhật) lực lượng chức năng của huyện, xã và xí nghiệp môi trường đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường đường Nghiêm Xuân Yêm đoạn giáp tường Viện Kiểm định quốc gia Vác xin và sinh phẩm y tế, xử lý rác thải sinh hoạt, phế thải, trạc thải, vật liệu xây dựng.
Để xứ lý dứt điểm tình trạng đổ trộm rác thải, phế thải tại đây. Ngày 20/6/2017, UBND TP. Hà Nội đã có Văn bản số 2965 giao cho Công ty cổ phần xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động (OLECO) lập dự án khu vườn hoa, cây xanh tại ô đất trên.
Tiếp đó, ngày 20/12/2017, Chủ đầu tư đã hoàn thiện các thủ tục và được UBND TP. Hà Nội phê duyệt chủ chương đầu tư tại Quyết định số 8802/QĐ-UBND. Hiện nay Chủ đầu tư đã được Sở TN&MT bàn giao mốc giới tại hiện trường và đang triển khai các thủ tục về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo quy định.
Tuy vậy, khi chưa chính thức bàn giao cho đơn vị Chủ đầu tư UBND huyện Thanh Trì tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện; UBND xã Thanh Liệt triển khai tiếp công tác duy trì vệ sinh môi trường tạo cảnh quan sạch đẹp tại khu vực này.
Chỉ đạo xã Thanh Liệt thông báo trên đài truyền thanh tuyên truyền các hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trên địa bàn không được đổ phế thải xây dựng ra đất nông nghiệp mà có biện pháp thuê đơn vị thu gom vận chuyển phế thải xây dựng đổ đúng nơi quy định.
Giao Thanh tra xây dựng; Cảnh sát môi trường huyện; Công an Cầu Bươu; UBND xã Thanh Liệt tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát, xử lý với các hoạt động xây dựng đổ đất thải, phế thải xây dựng, các vi phạm về vệ sinh môi trường trên địa bàn xã và kiên quyết xử lý ngay khi có hiện tượng đổ trộm đất, phế thải.
Khảo sát thực tế của phóng viên Báo TN&MT tại các vị trí tập kết rác thải, phế thải trên đường Nghiêm Xuân Yêm chiều ngày 20/7/2018 cho thấy, các đống phế thải, vật liệu xây dựng chất đống cơ bản đã được giải quyết; các vị trí mấp mô do phá dỡ các công trinh vi phạm đã được san phẳng; rác thải sinh hoạt lấn trong phế thải đã được thu gom, vận chuyển về đúng nơi quy định; phần diện tích rộng lớn gần ngã tư giao giữa đường Nghiêm Xuân Yêm với Kim Giang đã được người dân lắp đặt hàng rào B40 nhằm ngăn chặn tình trạng đổ trộm rác, phế thải.
Đến nay, sau khi các cơ quan chức năng huyện Thanh Trì tiến hành xử lý cảnh quan môi trường nơi đây đã không còn nhếch nhác như trước, đảm bảo mỹ quan đô thị, môi trường sống trong lành cho nhân dân địa phương.
Trước đó, trong bài báo “Thanh Trì - Hà Nội: Rác, phế thải “ngập” vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm”. Báo TN&MT đã nêu lên thực trạng dọc chiều dài hàng chục mét trên khu vực vỉa hè đường Nghiêm Xuân Yêm có rất nhiều các đống đất trạc, phế thải, vật liệu xây dựng chất đống nằm ngổn ngang, chất cao từng đống lớn, đống nhỏ gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị, cũng như cản trở việc đi lại của người dân sinh sống xung quanh.
Để làm rõ vấn đề vì sao rác, phế thải tồn đọng gây ô nhiễm kéo dài hơn 1 năm trời, nhưng chính quyền sở tại lại không tiến hành xứ lý, gây nhiều bức xúc trong nhân dân, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã trao đổi với một số cơ quan liên quan.
Ông Nguyễn Văn Hưởng – Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì cho biết: Nguồn gốc của khu vực tập kết rác, phế thải là đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP cho các hộ gia đình cá nhân tại thôn Thượng, xã Thanh Liệt để phục vụ mục đích canh tác sản xuất nông nghiệp và đất đường mương nội đồng do UBND xã quản lý.
Đầu năm 2010, tuyến đường vành đai III hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và tiến hành thi công đường. Diện tích đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP cho các hộ gia đình còn lại sau khi giải phóng mặt bằng đường vành đai III có diện tích khoảng 1.490 m2. Khi đường vành đai III hình thành đã phá vỡ toàn bộ hệ thông tưới tiêu của người dân, do đó các hộ gia đình, cá nhân không thể tiếp tục canh tác sản xuất nông nghiệp.
Cuối năm 2010, Công ty cổ phần xây dựng và thiết bị Sơn Long thực hiện các thủ tục mượn đất của các hộ dân tại đây làm bãi tập kết vật liệu, xưởng sửa chữa, văn phòng làm việc... để Công ty thực hiện thi công gói thầu cầu cạn (đường trên cao) đoạn Mai Dịch – Pháp Vân giai đoạn II.
Đầu năm 2014, Công ty Sơn Long đã bàn giao lại mặt bằng khu đất trên trả các hộ dân thôn Thượng. Khi trả lại đất cho các hộ dân Công ty Sơn Long còn một số công trình tạm và nền bê tông. Vì vậy, các gia đình đã tận dụng các công trình trên cải tạo làm nơi kinh doanh. dịch vụ (bán đồ ăn, tạp phẩm, rửa xe...).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Thanh Trì về việc xử lý các trường hợp xây dựng vị phạm tại các vị trí đất còn lại sau giải phóng mặt bằng đường vành đai III, UBND xã đã hoàn thiện hồ sơ vi phạm, thông báo đến các hộ dân và triển khai tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm, di chuyển toàn bộ hàng hóa tài sản ra khỏi khu vực này, việc cưỡng chế này hoàn thành khoảng tháng 4/2017.
Ông Đặng Đức Quỳnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết: Ngay sau khi bài viết rác, phế thải tại đường Nghiêm Xuân Yêm được đăng tải. UBND huyện Thanh Trì đã tiếp thu, ghi nhận thông tin cơ quan Báo phản ánh, đồng thời chỉ đạo Phòng TN&MT; Phòng Quản lý đô thị; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; UBND xã Thanh Liệt phối hợp với Xí nghiệp môi trường đô thị huyện lên các phương án xứ lý số rác thải, phế thải lưu cữu tại đây.
Cụ thể, trong vòng 2 ngày 30/6/2018 (thứ bảy) và ngày 1/7/2018 (chủ nhật) lực lượng chức năng của huyện, xã và xí nghiệp môi trường đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường đường Nghiêm Xuân Yêm đoạn giáp tường Viện Kiểm định quốc gia Vác xin và sinh phẩm y tế, xử lý rác thải sinh hoạt, phế thải, trạc thải, vật liệu xây dựng.
Để xứ lý dứt điểm tình trạng đổ trộm rác thải, phế thải tại đây. Ngày 20/6/2017, UBND TP. Hà Nội đã có Văn bản số 2965 giao cho Công ty cổ phần xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động (OLECO) lập dự án khu vườn hoa, cây xanh tại ô đất trên.
Tiếp đó, ngày 20/12/2017, Chủ đầu tư đã hoàn thiện các thủ tục và được UBND TP. Hà Nội phê duyệt chủ chương đầu tư tại Quyết định số 8802/QĐ-UBND. Hiện nay Chủ đầu tư đã được Sở TN&MT bàn giao mốc giới tại hiện trường và đang triển khai các thủ tục về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo quy định.
Tuy vậy, khi chưa chính thức bàn giao cho đơn vị Chủ đầu tư UBND huyện Thanh Trì tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện; UBND xã Thanh Liệt triển khai tiếp công tác duy trì vệ sinh môi trường tạo cảnh quan sạch đẹp tại khu vực này.
Chỉ đạo xã Thanh Liệt thông báo trên đài truyền thanh tuyên truyền các hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trên địa bàn không được đổ phế thải xây dựng ra đất nông nghiệp mà có biện pháp thuê đơn vị thu gom vận chuyển phế thải xây dựng đổ đúng nơi quy định.
Giao Thanh tra xây dựng; Cảnh sát môi trường huyện; Công an Cầu Bươu; UBND xã Thanh Liệt tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát, xử lý với các hoạt động xây dựng đổ đất thải, phế thải xây dựng, các vi phạm về vệ sinh môi trường trên địa bàn xã và kiên quyết xử lý ngay khi có hiện tượng đổ trộm đất, phế thải.
Khảo sát thực tế của phóng viên Báo TN&MT tại các vị trí tập kết rác thải, phế thải trên đường Nghiêm Xuân Yêm chiều ngày 20/7/2018 cho thấy, các đống phế thải, vật liệu xây dựng chất đống cơ bản đã được giải quyết; các vị trí mấp mô do phá dỡ các công trinh vi phạm đã được san phẳng; rác thải sinh hoạt lấn trong phế thải đã được thu gom, vận chuyển về đúng nơi quy định; phần diện tích rộng lớn gần ngã tư giao giữa đường Nghiêm Xuân Yêm với Kim Giang đã được người dân lắp đặt hàng rào B40 nhằm ngăn chặn tình trạng đổ trộm rác, phế thải.
Đến nay, sau khi các cơ quan chức năng huyện Thanh Trì tiến hành xử lý cảnh quan môi trường nơi đây đã không còn nhếch nhác như trước, đảm bảo mỹ quan đô thị, môi trường sống trong lành cho nhân dân địa phương.