Các vị trí đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật đưa vào đấu giá hầu hết là đất nhỏ lẻ, xen kẹt trong các khu dân cư hiện hữu. Dự án nhỏ nhất chỉ có quy mô 0,014ha (140m2) tại xã Đông Dư, huyện Gia Lâm.
Theo Luật Đất đai năm 2013 không có khái niệm nào về đất xen kẹt. Đất xen kẹt được hiểu là đất vườn, đất nông nghiệp (chưa được công nhận là đất ở) nằm trong khu dân cư, hoặc đất dư sau quy hoạch. Những loại đất này thường không có sổ đỏ, chuyển nhượng chỉ thông qua giấy tờ viết tay. Đất xen kẹt gồm có 3 loại: Đất vườn, ao liền kề với đất ở; Đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư; Đất nông nghiệp được giao nằm xen kẹt trong khu dân cư.
Dù không được Luật quy định, nhưng thị trường giao dịch đất xen kẹt lại khá sôi động tại Hà Nội. |
Dù không được Luật quy định, nhưng thị trường giao dịch đất xen kẹt lại khá sôi động tại Hà Nội. Theo nhận định của các chuyên gia, việc tồn tại và tình trạng trao đổi đất xen kẹt không hợp pháp như hiện nay vừa gây khó khăn trong công tác quản lý, vừa tiểm ẩn nhiều rủi ro cho người dân, tác động trực tiếp đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản…
Trước thực trạng này, thời gia qua, thành phố Hà Nội đã tiến hành đấu giá các thửa đất nhỏ lẻ, xen kẹt tại một số địa phương như huyện: Đông Anh, Đan Phương, thị xã Sơn Tây…. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, năm 2020, kết quả tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất là 9.880 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch năm. Trong số này, một phần nguồn thu từ đấu giá đất nông nghiệp xen kẹt.
Theo ông Vũ Xuân Tùng, Giám đốc Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hiện Chi cục đã tham mưu Sở đề xuất UBND thành phố phương án tháo gỡ khó khăn. Như với trường hợp có thửa đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư, sát nhà ở, không nằm cạnh thửa đất nông nghiệp khác, nhưng vượt hạn mức, có thể xem xét cho phép chuyển đổi; những thửa đất nằm liền kề với thửa đất nông nghiệp khác và vượt hạn mức, địa phương phải quản lý, đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập dự án đấu giá quyền sử dụng đất, tăng thu cho ngân sách…