Gian nan công tác giữ rừng

26/07/2017 00:00

(TN&MT) - Sau hơn 1 năm Thủ tướng Chính phủ ban hành lệnh đóng cửa rừng, nhiều tỉnh thành tại miền Trung vẫn tái diễn tình trạng phá rừng, trong đó có TP. Đà Nẵng.

Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, người dân xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) phát hiện một nhóm công nhân mang máy móc, thiết bị vào khu vực Khe Đương để tàn sát rừng đầu nguồn. Sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi cùng lực lượng Kiểm lâm Hoà Vang đã trực tiếp lên hiện trường và phát hiện hàng chục m3 gỗ được “lâm tặc” vùi lấp dưới lớp lá cây rừng để ngụy trang sau khi bị phát hiện và bỏ trốn ra khỏi rừng.

Con đường mòn dẫn vào hiện trường rừng bị chặt hạ chỉ rộng gần 1 m, dài 1 km. Đây cũng chính là con đường độc đạo dẫn vào rừng đầu nguồn Khe Đương.
Con đường mòn dẫn vào hiện trường rừng bị chặt hạ chỉ rộng gần 1 m, dài 1 km. Đây cũng chính là con đường độc đạo dẫn vào rừng đầu nguồn Khe Đương.

Hầu hết các cây gỗ bị “lâm tặc” chặt hạ có đường kính từ 20 - 50 cm. Con đường mòn dẫn vào hiện trường rừng bị chặt hạ chỉ rộng gần 1 m, dài 1 km. Đây cũng chính là con đường độc đạo dẫn vào rừng đầu nguồn Khe Đương. Ông Lê Đình Thám, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hòa Vang cho biết, nhiều vụ phá rừng xảy ra tại xã Hòa Bắc do được người dân địa phương nhanh chóng phát hiện và báo cho lực lượng chức năng nên vụ việc sau đó được phát hiện và ngăn chặm sớm, tránh tình trạng rừng đầu nguồn bị “chảy máu”.

Trước tình trạng tàn sát rừng đầu nguồn Khe Đương, Hạt Kiểm lâm Hòa Vang đã tăng cường tuân tra, ngăn chặt phá rừng như vừa qua. Về việc có hay không tình trạng lực lượng kiểm lâm địa phương buông lỏng quản lý rừng, ông Trần Viết Phương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, kiêm Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) TP. Đà Nẵng, cho rằng do lực lượng kiểm lâm còn mỏng và phần lớn đều ở độ tuổi ngoài 50 nên quá trình công tác, tuần tra và bảo vệ rừng còn hạn chế.

“Trước tình hình trên, Chi cục Kiểm lâm TP đã xây dựng và củng cố được 11 trạm kiểm lâm cửa rừng, nhất là tại khu vực rừng đầu nguồn Bà Nà – Núi Chúa. Do nhiều khu vực có diện tích rừng đặc dụng lớn lại nằm giáp ranh với các tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã khiến công tác tuần tra, bảo vệ rừng của đội ngũ kiểm lân gặp khó khăn. Việc để xảy ra tình trạng phá rừng, trách nhiệm trước tiên phải thuộc về chính quyền và cơ quan quản lý và bảo vệ rừng tại địa phương” - ông Phương khẳng định.

Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, người dân xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) phát hiện một nhóm công nhân mang máy móc, thiết bị vào khu vực Khe Đương để tàn sát rừng đầu nguồn
Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, người dân xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) phát hiện một nhóm công nhân mang máy móc, thiết bị vào khu vực Khe Đương để tàn sát rừng đầu nguồn

Theo ông Trần Viết Phương, TP đã có quyết định đóng cửa rừng từ năm 2004. Theo số liệu mới nhất của Chi cục Kiểm lâm TP, Đà Nẵng hiện có tới gần 32.000 ngàn ha rừng đặc dụng có độ bao phủ rất rộng và phần lớn phân bố ở khu vực Bà Nà – Núi Chúa, thuộc huyện Hòa Vang, với diện tích gần 27.000 ha. Các diện tích rừng đặc dụng còn lại phân bố đều tại khu vực núi Sơn Trà (2.500 ha), tại khu vực rừng Nam Hải Vân (2.200 ha) và phân bố tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang khoảng gần 1000 ha. Toàn bộ diện tích rừng đặc dụng trên thuộc sự quản lý của TP. Riêng đối với diện tích rừng sản xuất và rừng trồng trên đất khác, chính quyền địa phương được phép quản lý theo quy định.

Trước đây, sau khi để xảy ra vụ phá rừng quy mô lớn tại khu vực rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa, gần trạm bảo vệ rừng Cà Nhông, Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa đã được TP quyết định chuyển về và giao cho Chi cục Kiểm lâm TP trực tiếp quản lý để sắp xếp, tổ chức và điều hành cho thông suốt bộ máy, tránh tình trạng cán bộ kiểm lâm cấu kết với lâm tặc để phá rừng, gây hậu quả nghiêm trọng.

Vào tháng 3/2016, UBND TP đã có quyết định giao hơn 445 ha rừng nghèo tại khu vực đèo Mũi Trâu, xã Hòa Bắc cho hơn 100 dân thuộc 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc để phát thực bì lấy đất, ổn định cuộc sống. Trong quá trình lấy đất, người dân phát dọn rừng một cách ào ạt, nhiều cây gỗ lớn bị người dân chặt hạ và tận thu gỗ để bán. Hiện Sở NN&PTNN TP đã yêu cầu người dân tạm dừng việc dọn rừng nghèo đã được giao để lấy đất nhằm kiểm soát, kiểm tra và hướng dẫn người dân cách xử lý dọn rừng đúng quy định trong thời gian tới.

Ông Trần Viết Phương cho rằng rất khó khăn để biết và ngăn chặn tình trạng phá rừng trên toàn địa bàn do gỗ rừng có giá trị rất cao, đặc biệt Đà Nẵng hiện có tới 18.000 ha là rừng giàu
Ông Trần Viết Phương cho rằng rất khó khăn để biết và ngăn chặn tình trạng phá rừng trên toàn địa bàn do gỗ rừng có giá trị rất cao, đặc biệt Đà Nẵng hiện có tới 18.000 ha là rừng giàu

Ông Trần Viết Phương cho rằng rất khó khăn để biết và ngăn chặn tình trạng phá rừng trên toàn địa bàn do gỗ rừng có giá trị rất cao, đặc biệt Đà Nẵng hiện có tới 18.000 ha là rừng giàu. Ngoài ra, việc người dân định cư gần rừng cũng khiến nhiều diện tích rừng bị phá để lấy đất rừng canh tác.

“Để giải quyết thực trạng trên, TP đã thực hiện xã hội hóa về chi trả dịch vụ bảo vệ rừng. Cụ thể, người dân địa phương được nhận vào các nhóm hộ bảo vệ rừng và được nhận tiền hỗ trợ theo Nghị định 99 của Chính phủ. Qua đó,  người dân thấy được lợi ích của việc vừa bảo vệ rừng vừa có thu nhập để cải thiện cuộc sống” - ông Phương, cho biết.

Bài và ảnh: Xuân Lam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Gian nan công tác giữ rừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO