Giải pháp đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá xăng dầu

Đức Tâm| 14/10/2022 01:08

Tại cuộc họp báo thường kỳ Quý III vào chiều 12/10, lãnh đạo Bộ Công Thương đã trả lời phỏng vấn của các phóng viên xoay quanh công tác điều hành giá xăng dầu; bảo đảm nguồn cung xăng dầu; vấn đề bình ổn giá và số lượng thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu...

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thua lỗ

Trong những ngày vừa qua, có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, tập trung tại các tỉnh, thành phố phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk,…

Lý giải về tình trạng này, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã nêu ra những vấn đề chính liên quan đến diễn biến thị trường. Nguyên nhân là do từ đầu năm 2022, thị trường xăng dầu thế giới phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá biến động với biên độ lớn. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của các trong nước. Ngoài ra, do lo ngại thiếu hụt nguồn cung xăng từ nhà máy Nghi Sơn nên các doanh nghiệp đã tăng mạnh lượng nhập khẩu xăng dầu.

z3793854612200_5e93af26cf93ba52c906659cba23f2cb(1).jpg
Thứ trưởng  Đỗ Thắng Hải – Người phát ngôn Bộ Công Thương, chủ trì cuộc họp báo

Sang tới quý III, giá xăng dầu thế giới lại có xu hướng giảm mạnh, theo đó, giá xăng dầu bán lẻ cũng giảm lên tục. Dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp thua lỗ lớn, nên buộc phải giảm nhập khẩu, kinh doanh cầm chừng. Ngoài ra trong quý III, còn có 7 doanh nghiệp bị tước giấy phép tạm thời dẫn tới tình trạng nguồn cung cục bộ cho các đơn vị trước đây vẫn thưởng xuyên lấy hàng của doanh nghiệp đầu mối bị tước Giấy phép này.

Một nguyên nhân khác là chi phí nhập khẩu xăng dầu tăng cao trong khi các chi phí này chưa được tính vào giá cơ sở mặt hàng xăng dầu do nhà nước điều hành, nên doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu để giảm thua lỗ. Bên cạnh đó, do nhu cầu hút hàng từ các nước Châu Âu lớn khiến các doanh nghiệp đầu mối nhỏ, mới rất khó tiếp cận được nguồn hàng xăng dầu thế giới.

Làm thế nào để đảm bảo nguồn cung xăng dầu?

Hiện chi phí đưa xăng dầu nước ngoài về Việt Nam tăng cao nên liên Bộ Công Thương – Tài Chính sẽ có sự tính toán, đưa chi phí sao cho phù hợp. “Bộ đã yêu cầu 2 Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất thực hiện giao hàng ngay, ưu tiên cấp hàng sớm cho các khách hàng chưa có hợp đồng sẵn cùng đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất xăn dầu để tăng nguồn cung cho thị trường. Chúng tôi cũng rà soát việc phân giao tổng nguồn cho các doanh nghiệp đầu mối để đảm bảo đủ nguồn cho quý IV”, ông Trần Duy Đông cho hay.

z3793854603539_ba163b0bf3f15b9430b62ac5f7522543(1).jpg
Các vị đại biểu tham giá buổi họp báo thường kỳ Quý III của Bộ Công Thương

Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện một số biện pháp: Kiến nghị Bộ Tài chính giảm các loại thuế liên quan đến mặt hàng xăng dầu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt); đồng thời sớm rà soát và gửi thông báo áp dụng mức chi phí đưa xăng dầu trong nước về đến cảng và premium trong nước theo mức phù hợp với thực tế phát sinh thời gian vừa qua để bảo đảm tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở xăng dầu theo quy định hiện hành để khuyến khích các doanh nghiệp tăng lượng nhập hàng, bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố (đầu mối là Sở Công Thương) chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn có phương án bảo đảm nguồn cung xăng dầu; duy trì việc cung ứng xăng dầu trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp; chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về duy trì bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng xăng dầu theo đúng quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Theo đó nhiều địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước, tỉnh Ninh Thuận... đã triển khai công tác chỉ đạo và giám sát việc cung ứng xăng dầu trên địa bàn.

Phối hợp với Bộ Tài chính, điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu xăng dầu trong nước để bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.

Đã chỉ đạo các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối hỗ trợ để điều phối nguồn hàng, tăng cường cung ứng xăng dầu tại một số địa phương có hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ.

Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường trên toàn quốc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn (đầu mối là Sở Công Thương) tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục rà soát và điều chỉnh mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam đang tiếp tục tăng cao trong thời gian vừa qua để bảo đảm tính đúng, tính đủ chi phí này trong công thức tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu theo mức phù hợp với thực tế phát sinh nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tăng lượng nhập hàng, bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường.

Kiến nghị Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về hạn mức tín dụng, lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, tăng nguồn lực để nhập khẩu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Cùng với đó, Bộ Công Thương đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về hạn mức tín dụng, lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, tăng nguồn lực để nhập khẩu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, đảm bảo cung ứng cho thị trường.

Đồng thời tiến hành rà soát, tổng nguồn giao cho các thương nhân đầu mối, để đảm bảo đủ nguồn cho quý IV. Tiếp tục phối hợp các bộ ngành để rà soát, điều chỉnh 1 số quy định về điều hành kinh doanh xăng dầu. Các tỉnh thành phố tạo điều kiện thông quan hàng hóa xăng dầu cho phép đi trong giờ cao điểm để kịp thời cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Bên cạnh việc theo dõi hoạt động doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì cần tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích trong thời gian khó khăn hiện nay, tránh gây khó dễ, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá xăng dầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO