Nhưng những thương lái thu mua nông sản ở Tả Thàng thường đi theo đường từ Cốc Ly (Bắc Hà) lên. Dù vậy, đi theo đường nào thì lên Tả Thàng cũng không thuận lợi so với hầu hết các xã khác ở Mường Khương.
Tuy nhiên, xa xôi, cách trở không phải là khó khăn duy nhất với người dân nơi đây. Nhìn màn sương mờ mịt phủ kín khu vực trung tâm xã, ông Thào Sùng, Phó Bí thư Đảng ủy xã thở dài: “Với thời tiết như thế này, chỉ trừ 2 thôn ven sông Chảy, còn lại 70% diện tích của xã chìm trong sương mù giá lạnh, rất khó khăn để phát triển kinh tế. Thời tiết khắc nghiệt nên bà con muốn trồng cây hay nuôi con gì cũng khó, bởi không kịp theo dõi thời tiết là mất trắng ngay”.
Thời tiết đã không ủng hộ, người dân Tả Thàng còn phải đối mặt với khó khăn của địa hình chia cắt nên diện tích đất canh tác rất ít. Theo thống kê, xã chỉ có 30 ha lúa nước, và 40 ha lúa nương. Sản xuất nông nghiệp ở Tả Thàng phần lớn tập trung vào cây ngô nhưng do sản xuất một vụ nên chỉ đủ để bà con phục vụ chăn nuôi. Trưởng thôn Bản Phố là Vàng Thào cho biết: Dù muốn canh tác hai vụ nhưng thời tiết giá lạnh, lại thiếu nước nên bà con không thể thực hiện được. Sau khi thu hoạch xong vụ ngô, hầu hết những người còn sức lao động đều tìm đường đi làm thuê.
Tuy nhiên để giải bài toán giảm nghèo cho người dân nơi đây chính quyền địa phương đã tìm hướng phát triển mới. Tả Thàng nổi tiếng với những gốc chè cổ thụ hàng chục năm tuổi, điều đó khẳng định sự phù hợp của loại cây này với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây. Đó cũng chính là gợi ý để cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đưa cây chè vào chương trình phát triển kinh tế của xã như một loại cây chủ lực. Đến nay, xã có gần 48 ha chè, trong đó 10 ha chè cổ thụ, 38 ha chè shan. Chất lượng chè của Tả Thàng luôn được đánh giá cao, giá thu mua chè cổ thụ có thời điểm đạt 500 nghìn đồng/kg búp tươi.
Hiện xã Tả Thàng đã quy hoạch xong vùng trồng chè và triển khai cho người dân đăng ký diện tích trồng. Về chăn nuôi, các hộ đều được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mua trâu, bò, làm chuồng nuôi nhốt gia súc và tham gia dự án trồng cỏ để làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, Tả thàng còn tìm hướng đi mới thoát nghèo từ nuôi thủy sản trên hồ thủy điện Cốc Ly. Sau một thời gian được hỗ trợ giống, lồng nuôi cá, đến nay các hộ dân đã có nguồn thu để tái đầu tư sản xuất và bước đầu có lợi nhuận.
Ông Phạm Đăng Năm, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mường Khương cho biết, để giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ phát sinh nghèo ở Tả Thàng, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cần có sự trợ giúp kịp thời cả về vốn, kinh nghiệm làm ăn, sản xuất. Đồng thời cần thường xuyên cử cán bộ nắm thông tin từ người dân và có kế hoạch giúp đỡ phù hợp, hướng dẫn họ phát triển kinh tế từ khởi đầu, từ nhỏ lẻ, dễ làm nhưng vẫn đảm bảo thu nhập.
Để tháo gỡ khó khăn cho Tả Thàng, các ban, ngành, đoàn thể của huyện Mương Khương cũng đã vào cuộc quyết liệt. Minh chứng rõ nhất là thời gian qua Tả Thàng đã được đầu tư rất nhiều công trình hạ tầng nông thôn như điện, đường giao thông, thủy lợi. Huyện mường Khương cũng luôn luân chuyển, bố trí những cán bộ có năng lực công tác tại các vị trí chủ chốt. Như vậy, mục tiêu giảm nghèo bền vững tại đây sẽ không còn là giấc mơ xa xôi.
Trong số 8 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% của huyện 30 A Mường Khương( Lào Cai) thì Tả Thàng xếp hạng cao nhất với 56% hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo cao, tiềm năng phát triển kinh tế không có gì đáng kể khiến “bài toán” giảm nghèo ở Tả Thàng thực sự nan giải.