Ghi dấu truyền thống cách mạng nơi cuối trời Tây Nam Tổ quốc

08/05/2017 00:00

(TN&MT) - Ngày 10 tháng 5, là một ngày đặc biệt với người dân xã đảo Thổ Châu (huyện Phú Quốc- Kiên Giang) vì đó “ngày đẫm máu” mà cách nay 42 năm vào ngày 10-5-1975 bọn diệt chủng Pol Pot, Ieng Sary đã sát hại gần 500 người dân của 60 hộ gia đình có mặt trên xã đảo chỉ sau niềm vui 10 ngày đất nước hòa bình, thống nhất.

Đây là sự kiện lịch sử bi thương đối với người dân xã đảo Thổ Châu. Ngày 30-4-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Thời điểm đó do bộ đội địa phương huyện Phú Quốc đang bận rộn tiếp quản các cơ sở của địch để lại nên ngày 10-5-1975, quân Khmer đỏ tấn công chiếm đảo, đưa ra biển tàn sát hơn 500 người dân, chỉ vài gia đình trong số đó may mắn thoát chết. Sau đó các lực lượng bộ đội chủ lực và địa phương tổ chức đánh địch. Đến chiều ngày 24-5-1975 đảo Thổ Châu mới chính thức được giải phóng.

lãnh đạo tỉnh Kiên Giang,huyện Phú Quốc và chỉ huy các lực lượng bộ đội trên đảo thắp hương tưởng niệm cán bộ,chiến sỹ và người dân trên đảo hy sinh bảo vệ đảo.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và huyện Phú Quốc ; chỉ huy các lực lượng bộ đội trên đảo thắp hương tưởng niệm cán bộ,chiến sỹ và người dân trên đảo hy sinh bảo vệ đảo.

Từ năm 1975 đến năm 1978, không chỉ thực hiện chính sách diệt chủng, thanh lọc sắc tộc trong nước, bọn diệt chủng Pol Pot, Ieng Sary (Khmer Đỏ ) nhiều lần liên tiếp tiến hành quấy phá và sát hại dân thường Việt Nam ở khu vực dọc biên giới. Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc. Sáu ngày sau quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu. Ngày 24/5/1975, các lực lượng vũ trang của ta đánh chiếm lại đảo, tiêu diệt toàn bộ quân địch, quần đảo Thổ Chu được giải phóng.

Trong phát biểu tại buổi khánh thành đền tưởng niệm vào cuối tháng 4 năm 2013, ông Nguyễn Thanh Sơn – khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang (hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Đảng) khẳng định do trước kia chính quyền ngụy quyền Sài Gòn chiếm đóng đảo trái phép của chính quyền cách mạng, khi đất nước hòa bình bọn chúng đã nhanh chân bỏ chạy nên  đã để xẩy ra việc thảm sát đáng tiếc trên.

Những nhân chứng sống

Trong một lần có mặt trên chuyến tàu ra đảo Thổ Chu,cùng đồng hành trên tàu với  những người dân ra thăm đảo, P/v Báo TN&MT đã có dịp gặp được những có,bác là nhân chứng lịch sử may mắn còn sống sót sau vụ thảm sát đó. Cụ Nguyễn Văn Sỹ, năm nay đã 83 tuổi thường trú ở xã đảo Nam Du (Kiên Hải) bồi hồi nhớ lại: Gia đình tôi may mắn thoát chết, do con tôi còn nhỏ, khóc nhiều nên khi bọn chúng bắt xuống tàu đưa đi, tôi đã xin cho được đưa gia đình trên chiếc ghe nhỏ của tôi vì sợ các con khóc làm ảnh hường đến những người xung quanh. Nhưng không biết do có người thương tình hay tình cờ, đến khoảng hơn 3 giờ sáng , phát hiện dây kéo bị đứt, tỉnh giấc tôi không thấy chiếc tàu lớn kéo ghe tôi đâu mà chỉ thấy chiêc ghe đang trở gia đình tôi trôi dạt, bồng bềnh trên sóng biển và sau đó tôi nhìn thấy đảo Phú Quốc mới biết mình thoát chết.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa cùng lãnh đạo Bộ Tư lệnh cảnh sát biển và chính quyền địa phương tưởng niệm cán bộ,chiến sỹ và người dân trên đảo hy sinh bảo vệ đảo vào cuối tháng 4/2017
Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa cùng lãnh đạo Bộ Tư lệnh cảnh sát biển và chính quyền địa phương tưởng niệm cán bộ,chiến sỹ và người dân trên đảo hy sinh bảo vệ đảo vào cuối tháng 4/2017

Cũng trong một dịp này, p/v còn  được gặp cụ bà Đỗ Thị Kim Nghĩa (68 tuổi) đến từ huyện Côn Đảo, bà Nghĩa cho biết : Gia đình bà có 11 thành viên gồm cha mẹ, 5 người em trai, 2 vợ chồng người em gái và 2 đứa cháu, trong đó có 1 đứa đang còn trong bụng mẹ đã thiệt mạng trong vụ thảm sát dã man này. Hơn 40 năm qua, dù biết tin gia đình mình bị sát hại không còn một ai, nhưng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, điều kiện đi lại trắc trở nên mãi đến bây giờ, hơn 40 năm trôi qua, đây mới là lần thứ 2 tôi được trở về đây khóc người thân, thắp nén hương tiễn biệt cha mẹ, anh em và các cháu. Nén nỗi xúc động, quặn thắt ruột gan, bà già bất hạnh đã kể lại cho chúng tôi câu chuyện thương tâm. Ðây là nỗi ám ảnh chưa một giây phút nào thoát ra khỏi con tim và khối óc của bà .

Đền tưởng niệm, nơi ghi dấu lòng căm thù

Ngày 24-4-1993, xã Thổ Châu chính thức được thành lập theo Nghị định số 96 của Chính phủ. Để tưởng nhớ những đồng bào bị thảm sát và những chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, UBND huyện Phú Quốc đã cho xây dựng đền tưởng niệm, vừa là nơi lưu giữ chứng tích tội ác dã man của Khmer Đỏ thảm sát đồng bào trên đảo, vừa đáp ứng nguyện vọng của nhân dân xã đảo có nơi tưởng niệm, hương khói, thờ cúng những người đã khuất.

A
Các cháu thiếu nhi trên đảo thường xuyên đến viếng đền nhà trưởng niệm

Là người vận động các tổ chức, nhà hảo tâm đóng góp và gắn bó với việc xây đền từ cuối năm 2011, ông Văn Hà Phong, nguyên Bí thư Huyện ủy,Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc chia sẻ với P/v: “ Đền tưởng niệm được xây dựng nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân xã đảo có nơi hương khói, thờ cúng những người đã mất, để nhớ lại một thời gian khó, nhiều thế hệ cư dân bám biển, bám đảo, đổ máu và nước mắt giữ gìn từng tấc đất biển - đảo, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng đối phó với kẻ thù, giữ vững vùng biển - đảo quê hương. Ngôi đền trở thành nơi lưu giữ chứng tích tội ác dã man của bọn phản động Khmer đỏ thảm sát đồng bào trên đảo, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng tốt đẹp, lòng yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ hôm nay và mai sau” .

Qua 24 năm xây dựng và phát triển, xã đảo Thổ Châu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống điện, đường, trường, trạm đã được xây dựng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7%, nhà kiên cố, bán kiên cố chiếm 60%. Con đường cơ động vòng quanh đảo với tổng mức đầu tư hơn 102 tỉ đồng cũng đã được khánh thành. Đường được tráng bê tông xi măng, thi công theo tiêu chuẩn thiết kế đường miền núi cấp 5. Tổng chiều dài toàn tuyến hơn 5,2km, chiều rộng nền đường 6,5m. Công trình đường cơ động đảo Thổ Chu sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân trên đảo.

Bài & ảnh: Giang Sơn

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ghi dấu truyền thống cách mạng nơi cuối trời Tây Nam Tổ quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO