GEF6: Giảm chặt phá rừng từ chuỗi cung cấp hàng hóa

25/06/2018 17:12

(TN&MT) - Mối đe chính đến các cánh rừng nhiệt đới hiện nay không phải việc khai thác gỗ mà là từ việc phá rừng trên quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng...

 

(TN&MT) - Mối đe chính đến các cánh rừng nhiệt đới hiện nay không phải việc khai thác gỗ mà là từ việc phá rừng trên quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng nông sản. Nhận thức được điều này, Việt Nam cam kết chấm dứt nạn phá rừng từ các chuỗi cung ứng hàng hoá.

rung1
Diễn đàn là cơ hội để các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm thực hiện hành động giảm chặt phá rừng từ chuỗi cung cấp hàng hóa.


Chiều (25/6), trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 (GEF 6), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) chủ trì Diễn đàn giảm chặt phá rừng từ chuỗi cung cấp hàng hóa – Từ cam kết đến hành động, kinh nghiệm từ GEF GGP.

Chương trình Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) đã được vào chương trình nghị sự thế kỷ tại COP Paris. Đồng thời, hàng trăm công ty và Chính phủ các quốc gia đã tổ chức nhiều đối thoại và đưa ra các cam kết hành động. Tuy nhiên, các công ty đang gặp nhiều khó khăn để thực hiện cam kết giảm chặt phá rừng hướng đến sản xuất bền vững như chính sách không đầy đủ, thiếu quy hoạch sử dụng đất, năng suất của các hộ sản xuất nhỏ, thiếu truy xuất nguồn gốc và các ưu đãi tài chính… Tương tự, Chính phủ các quốc gia cũng chưa có các cải cách về chính sách, quy định để khuyến khích sản xuất bền vững và hợp tác với khu vực tư nhân, xã hội dân sự.

Để giải quyết những thách thức trên, GEF đã hỗ trợ phát triển một Sáng kiến ​​mới: Hợp tác tăng trưởng tốt (GGP), được đưa ra vào năm 2017. Dựa trên các yếu tố sản xuất, tài chính và nhu cầu, GEF đã hỗ trợ các giải pháp ​tạo ra sự thay đổi lâu dài, biến đổi trong ba chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu gồm đậu nành, thịt bò và dầu cọ ở Brazil, Indonesia, Liberia và Paraguay.
 

rung2
Ông Trần Đại Nghĩa cho biết, Việt Nam đang xây dựng các chuỗi hàng hóa nói không với “mất rừng”

Tại hội thảo, lãnh đạo chính phủ và các tổ chức tư nhân từ các nước GGP đã chia sẻ kinh nghiệm và bài học của họ về cách đưa các cam kết và tầm nhìn thành hành động giảm chặt phá rừng từ chuỗi cung cấp hàng hóa.

Ông Ir. Agus Justianto, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia cho biết:  Năm 2009, sau cam kết giảm lượng khí nhà kính bằng một dự án kéo dài tới năm 2020, tổng thống đương nhiệm Susilo Bambang Yudhoyonob đã dừng hoàn toàn việc cấp phép khai thác và trồng cây công nghiệp trên hơn 14 triệu héc ta rừng và đất ngập nước, đồng thời thúc đẩy cải cách bộ máy quản lý rừng. Ban đầu, những nỗ lực này bị phản đối quyết liệt bởi các bên hưởng lợi từ rừng. Tuy nhiên gần đây một loạt doanh nghiệp kinh doanh dầu cọ lớn tại Indonesia như Golden Agri-Resources, Cargill, và Wilmar, đã ký Cam kết KADIN sau khi chính phủ Indonesia kêu gọi áp dụng các chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng.

“Chính phủ Indonesia đã đưa ra những chính sách bền vững đảm bảo được diện tích dầu cọ nhưng phải kiểm soát chặt nạn phá rừng. Mặc dù việc phá rừng phục vụ nông nghiệp vẫn diễn ra, nhưng chính phủ Indonesia vẫn lựa chọn giải pháp bền vững. Để thực hiện cam kết này, không chỉ có sự tham gia của chính phủ mà còn huy động sự tham gia của các bộ ngành, doanh nghiệp và người trồng cọ tại địa phương.” - Ông Ir. Agus Justianto cho biết. 
 

rung3
Để đảm bảo sản lượng cà phê mà không phá hủy rừng, Việt Nam có rất nhiều chương trình, tái canh cho cây cà phê.


Tại Việt Nam, thực hiện chỉ số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và thông báo 191/TB-VPCP về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, các Bộ, ngành đã tiến hành rà soát quy hoạch các loại cây trồng để trả đất rừng hoặc sử dụng các biện pháp nông lâm kết hợp trong đó đảm bảo các mật độ được coi là rừng. Đồng thời xây dựng các chuỗi hàng hóa nói không với “mất rừng” như sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn 4C, tiêu chí Rainforest…

Ông Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn nghiên cứu kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết: Thực tế hạn hán ở Tây Nguyên càng gay gắt khiến quỹ đất nông nghiệp sản xuất cà phê càng ngày càng bị thu hẹp. Chi phí lao động cho nông nghiệp cũng ngày càng cao. Đảm bảo sản lượng cà phê mà không phá hủy rừng, Việt Nam có rất nhiều chương trình, tái canh cho cây cà phê (2014-2020) tập trung nâng cao năng suất, giá trị của cây cà phê để giảm sức ép về thu nhập, giảm nhu cầu phá rừng, mở rộng diện tích của người nông dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
GEF6: Giảm chặt phá rừng từ chuỗi cung cấp hàng hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO