Vượt khó khăn đảm bảo cung ứng điện
Tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 và tình hình thực hiện các dự án trọng điểm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu ngành điện năm 2022 và các năm tiếp theo phải đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện không để xảy ra khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống, phát triển ngành điện một cách bền vững, hiệu quả, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh.
Tuy nhiên, việc đảm bảo cung ứng điện trong bối cảnh hiện nay việc không phải là điều dễ dàng. Bởi việc cấp than sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, nguồn nhập khẩu hạn chế, trong khi giá than nhập khẩu tăng 1,35 lần so với năm 2021 và tăng gấp 3 lần so với năm 2020; cùng với đó diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt trên diện rộng ở miền Bắc và miền Trung từ giữa tháng 6 trở lại đây đã làm cho việc tiêu thụ điện của toàn quốc và miền Bắc tăng rất mạnh…
Để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra, lãnh đạo EVN đã yêu cầu các đơn vị chủ động “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”. Đồng thời, tiết giảm chi phí; thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện; cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số trong giai đoạn 2021 - 2022; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, thực hiện CPH, thoái vốn; phát động các phong trào thi đua để hoàn thành nhiệm vụ SXKD…
Nhờ thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cũng với sự chung sức, đồng lòng của toàn thể CBCNV, trong năm 2022, tổng công suất đặt nguồn điện (đã COD) toàn hệ thống đạt ~77.800 MW, tăng ~1.400 MW so với năm 2021, trong đó tổng công suất các nguồn điện NLTT là 20.165MW chiếm tỷ trọng 26,4%. Đưa Việt nam trở thành nước đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.
Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao, tỷ lệ nguồn điện NLTT lớn, Tập đoàn đã tính toán, lập phương thức vận hành HTĐ và bám sát tình hình vận hành thực tế. Đồng thời đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành cho phép vận hành hồ chứa linh hoạt để tối ưu tài nguyên nước. Qua đó, các NMTĐ đã thực hiện tốt công tác điều tiết lũ, đảm bảo phát điện, đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp. Trong công tác lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2022 đã tiết kiệm được 1,62 tỷ m3 nước so với kế hoạch.
Đáng chú ý, năm 2022 EVN đã tiếp tục đẩy mạnh cấp điện nông thôn miền núi, hải đảo, xã đảo trong đó đã đưa vào vận hành ĐD 220kV Kiên Bình - Phú Quốc, đang triển khai thủ tục đầu tư cấp điện lưới quốc gia cho huyện Côn Đảo. Tính đến cuối năm 2022, số xã có điện trên cả nước đạt 100% và số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,7%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện đạt 99,53%. Nhờ đó, tính đến cuối năm 2022, số xã có điện trên cả nước đạt 100% và số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,7%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện đạt 99,53%.
Hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số
Theo Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành, chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng với EVN, là nền tảng tất yếu cho việc ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Yêu cầu chuyển đổi số sớm và thành công là nhiệm vụ cấp thiết, đồng thời cũng là giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Tập đoàn.
Để triển khai hiệu quả chuyển đổi số và an toàn thông tin, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số và Ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào hoạt động SXKD của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đã được thành lập; Chủ tịch HĐTV EVN trực tiếp làm Trưởng ban, và các lãnh đạo Tập đoàn là Phó Trưởng ban Chỉ đạo. Tiếp đó, 7 tổ công tác giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số và Ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào hoạt động SXKD EVN cũng đã được thành lập, khẩn trương bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số.
Đến nay, EVN đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số, đa dạng hóa các dịch vụ điện, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đến nay, 100% dịch vụ điện được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4; trên 92% khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt; 99,91% các yêu cầu dịch vụ điện được tiếp nhận qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Trung tâm CSKH, Trung tâm Hành chính công. Tỷ lệ giao dịch ký hợp đồng mua bán điện theo phương thức điện tử đạt 99,37%.
Từ tháng 1/2022, EVN đã công bố hệ sinh thái số - EVNCONNECT, hoàn thành kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống hoá đơn điện tử của Tổng cục Thuế, sớm 5 tháng so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
EVN đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số đặt ra trong giai đoạn 2021 - 2022. Trong đó, các lĩnh vực quản trị nội bộ, đầu tư xây dựng, kinh doanh và dịch vụ khách hàng hoàn thành 100%; lĩnh vực sản xuất đạt 91%; lĩnh vực VT&CNTT đạt 70%. Năm 2022, EVN được Hội Truyền thông số trao tặng giải thưởng “Doanh nghiệp Công nghiệp 4.0” và lần thứ 4 liên tiếp được nhận giải thưởng “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”.
Việc "nâng cấp hệ thống ứng dụng quản lý kỹ thuật PMIS" và nhiệm vụ "ứng dụng hiện trường" cũng đã được Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT), EVNNPT và các tổng công ty điện lực triển khai, ứng dụng và đã mang lại hiệu quả lớn.
Đối với lĩnh vực sản xuất, các nhà máy nhiệt điện thuộc EVN đã đưa module RCM vào sử dụng đạt 100%, các nhà máy nhiệt điện thuộc các tổng công ty phát điện đang triển khai cho 12 hệ thống thiết bị và phấn đấu triển khai 20 hệ thống thiết bị trong năm 2022; các tổng công ty điện lực đều đã áp dụng CBM cho sửa chữa bảo dưỡng lưới điện 110 kV, lưới điện trung, hạ áp. Đối với truyền tải, EVNNPT đã xây dựng các yêu cầu, biểu mẫu và đang triển khai xây dựng dashboard khai thác từ PMIS (ứng dụng BI).
Đây là những nỗ lực rất lớn của EVN và các đơn vị trực thuộc trong thực hiện lộ trình chuyển đổi số, chủ động ứng dụng khoa công nghệ trong quản lý, vận hành, qua đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Là bước tiến quan trọng để EVN hoàn thành mục tiêu cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong năm 2022 và tạo tiền đề để Tập đoàn hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số vào năm 2025.
Những nỗ lực này đã được ghi nhận, vinh danh tại lễ công bố và trao giải thưởng công nghệ số Make in Viet Nam 2022 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam có 2 sản phẩm được công nhận là sản phẩm Make in Viet Nam, được Hội Truyền thông số trao tặng giải thưởng “Doanh nghiệp Công nghiệp 4.0” và là năm thứ 4 liên tiếp được nhận giải thưởng “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tập đoàn, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nhấn mạnh, EVN đã khẳng định được năng lực và vị thế hàng đầu của một doanh nghiệp nhà nước lớn, đã hoàn thành các nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia.
Với tinh thần, bản lĩnh và truyền thống anh hùng của những người thợ điện; với những kết quả đã đạt được trong năm 2022 và các năm qua, tin rằng EVN sẽ triển khai có hiệu quả và đạt nhiều thành tích trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, không ngừng lớn mạnh và bảo toàn, phát triển phần vốn nhà nước tại EVN và phần vốn đầu tư của EVN tại các doanh nghiệp.
Năm 2022, mặc dù doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 460,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,31% so với 2021, trong đó doanh thu Công ty Mẹ EVN ước đạt 385,3 nghìn tỷ đồng, bằng 101% KH và tăng 11,28% so năm 2021.
Tuy nhiên, toàn Tập đoàn ước lỗ 31.360 tỷ đồng do giá nhiên liệu cho sản xuất điện, tỷ giá tăng cao. EVN đã báo cáo Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN và các Bộ ngành cho phép điều chỉnh giá điện trong năm 2022 để giảm bớt khó khăn và có thể cân đối tài chính của EVN trong những năm tới.