Khí metan làm nóng bầu khí quyển gấp 84 lần khí CO2 trong 20 năm. Ảnh minh họa |
Khối EU là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới và việc áp dụng các tiêu chuẩn như vậy có thể ảnh hưởng đến các nhà cung cấp chính của khối, bao gồm Nga và Na Uy.
Được công bố ngày 14/10, chiến lược metan của EU cho thấy một cam kết rõ ràng hơn so với các dự thảo trước đó bởi các dự thảo không đề cập rõ nét giới hạn metan đối với khí tiêu thụ ở châu Âu. Chiến lược này cho biết bất kỳ luật nào sẽ tuân theo đánh giá tác động liên quan đến các đối tác quốc tế.
“Ủy ban châu Âu sẽ xem xét các mục tiêu, tiêu chuẩn giảm phát thải khí metan hoặc các sáng kiến khác đối với năng lượng hóa thạch được tiêu thụ và nhập khẩu ở EU trong trường hợp không có các cam kết quan trọng từ các đối tác quốc tế”, chiến lược của EU nêu rõ.
Việc hạn chế khí metan là “chìa khóa” cho kế hoạch cắt giảm hoàn toàn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của EU vào năm 2050. Tuy nhiên, mục tiêu đó không thu được lượng khí thải thải ra để sản xuất hoặc vận chuyển khí sang EU, trong khi các tiêu chuẩn về khí metan dành cho khí nhập khẩu.
Khí metan, được thải ra từ các đường ống dẫn dầu, khí đốt và cơ sở hạ tầng bị rò rỉ, các mỏ than chưa sử dụng và hoạt động nông nghiệp. Khí metan làm nóng bầu khí quyển gấp 84 lần khí CO2 trong 20 năm.
Một số nhà vận động tán thành việc xử lý lượng khí thải nhập khẩu, nhưng các nhà lập pháp của EU phàn nàn về tính chặt chẽ của luật pháp về nông nghiệp, trong khi phần lớn lượng khí thải metan xuất phát từ chăn nuôi gia súc. “Nên có luật bắt buộc về việc quản lý phân bón hiệu quả tại các trang trại có quy mô chăn nuôi lớn hơn”, nhà lập pháp Đức Jutta Paulus cho biết.
Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đề xuất luật vào năm tới, trong đó yêu cầu các công ty dầu khí giám sát và báo cáo việc phát thải khí metan và sửa chữa rò rỉ. EC sẽ xem xét việc cấm xả khói để tránh giải phóng khí metan vào khí quyển hoặc cố tình đốt cháy khí này.
Các công ty bao gồm Shell RDSa.L và BP BP.L đã đặt ra các mục tiêu tự nguyện để hạn chế phát thải khí metan. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết một phần ba lượng khí thải như vậy có thể được thu giữ mà không mất chi phí, vì có thể bán khí thu được.
Dữ liệu vệ tinh cho thấy lượng khí thải metan cao hơn đáng kể so với mức mà ngành công nghiệp công bố. EC cho biết sẽ thành lập một cơ quan quốc tế độc lập để thu thập dữ liệu, dưới sự hỗ trợ của các vệ tinh của EU.