Năm 2021, tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) ở Glasgow, Scotland, Anh, gần 200 quốc gia đã nhất trí đặt ra các mục tiêu giảm phát thải khắc nghiệt hơn, tiến tới Hội nghị khí hậu tiếp theo của Liên Hợp Quốc vào tháng 11 năm nay.
Mục tiêu trên được đưa ra để thu hẹp khoảng cách giữa các cam kết của các quốc gia và việc cắt giảm khí thải nhanh hơn rất cần thiết trong thập kỷ này để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu vượt quá 2 độ C hoặc 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Ngày 21/2, Ngoại trưởng các nước EU thúc giục nhà ngoại giao cấp cao nhất của khối, đại diện cấp cao về đối ngoại Josep Borrell tăng cường quy mô ngoại giao khí hậu.
EU đã thực hiện các thỏa thuận về khí hậu vào năm ngoái, bao gồm thỏa thuận trị giá 8,5 tỷ USD với Mỹ và các nước khác để giúp Nam Phi loại bỏ than đá nhanh hơn - một thỏa thuận được coi là kế hoạch chi tiết khả thi cho tài trợ khí hậu ở các nước khác.
Theo dự thảo, trước COP27, EU nên tìm hiểu các quan hệ đối tác khác với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào sản xuất hoặc khai thác điện than. Ngoài ra, các nước EU và Nghị viện châu Âu năm nay sẽ đàm phán một loạt các chính sách mới nhằm cắt giảm nhanh hơn lượng khí thải của EU.