(TN&MT) - Sáng ngày 10/04, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với Ông Bruno Angelet, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam về tình hình và phương hướng hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và EU. Tham dự buổi làm việc có các đại diện lãnh đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam; Cục Quản lý tài nguyên nước; Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia; Vụ Hợp tác quốc tế; Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tại buổi làm việc, hai bên trao đổi về tình hình và phương hướng hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và EU thời gian tới, ông Bruno Angelet, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tham vấn cho Chính phủ về đề xuất Việt Nam tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới (Công ước Helsinki 1992) và các hồ quốc tế của Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên Hợp quốc (UNECE Water Convention).
Mục đích hoạt động chính của Công ước là thúc đẩy việc quản lý chung và bảo tồn các hệ sinh thái của nguồn nước ngọt xuyên biên giới. Trong đó, Công ước yêu cầu các bên ngăn chặn, kiểm soát hoặc giảm thiểu tác động xuyên biên giới, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới theo cách hợp lý và công bằng, đảm bảo quản lý bền vững các nguồn nước này.
Ông Bruno Angelet cho biết, việc tham gia Công ước sẽ mở ra cơ hội cho các nước khu vực kêu gọi phát triển các dự án vùng/khu vực trong các lĩnh vực liên quan tới tài nguyên nước và hy vọng Việt Nam sẽ là quốc gia tiên phong trong khu vực tham gia Công ước và thông qua Việt Nam sẽ gửi tới thông điệp tới các nước trong khu vực về tính pháp lý cũng như lợi ích của chương trình này.
Ngoài Ủy ban châu Âu, các quốc gia thành viên như Phần Lan, Hà Lan, Thụy Sỹ, Pháp,… cũng đang quan tâm hỗ trợ Việt Nam tham gia Công ước và thực thi Công ước (sau khi tham gia). Ông Bruno Angelet cho biết trong thời gian tới Phần Lan sẽ hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ chính sách cho Việt Nam và phía EU cũng sẽ cử các chuyên gia của Phần Lan sang hỗ trợ Việt Nam triển khai.
Bà Cecilia Piccioni – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italia tại Việt Nam cho rằng, để triển khai được tốt và nhận được sự ủng hộ các nước trong khu vực cùng tham gia Công ước thì cần phải tăng cường công tác truyền thông, chia sẻ được những lợi ích, tính pháp lý, xu thế hội nhập quốc tế của khu vực trong giai đoạn hiện nay.
Trong khi đó, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg cho rằng việc tham gia Công ước là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường năng lực quản lý nguồn nước xuyên biên giới nói riêng và quản lý tài nguyên nước nói chung. Và Việt Nam là nước đi đầu trong khu vực sẽ được hỗ trợ nhiều của các quốc gia EU và khuyến khích được các nước trong khu vực cùng tham gia.Trao đổi với đoàn công tác của Phái đoàn EU, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều cuộc tiếp xúc đề trao đổi, xem xét về khả năng Việt Nam tham gia Công ước này. Qua các ý kiến ý kiến tham vấn các đơn vị trực thuộc Bộ, tổng hợp ý kiến các đơn vị thấy rằng việc Việt Nam tham gia Công ước này là cần thiết, phù hợp với pháp luật của Việt Nam và xu thế hội nhập quốc tế về môi trường hiện nay.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao những lợi ích của Công ước trong các vấn đề quản lý chung, bảo tồn các hệ sinh thái của nguồn nước ngọt xuyên biên giới và khai thác bền vững từ nguồn tài nguyên nước, đây cũng là điều mà Ủy hội sông Mê Công quốc tế trong đó có Việt Nam đang cần học hỏi và hoàn thiện.
Đối với Việt Nam, để tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới (Công ước Helsinki 1992) và các hồ quốc tế của Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên Hợp quốc (UNECE Water Convention), Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cùng với các Bộ, ngành, đánh giá toàn diện các vấn đề về tính thống nhất, các văn bản pháp lý ở Việt Nam cũng như các điều kiện, nghĩa vụ và trách nhiệm của Việt Nam khi tham gia công ước để sau đó báo cáo lên Chính phủ, Quốc hội để cùng nhau thảo luận và xin chủ chương tham gia Công ước. Bên cạnh đó, Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam cũng học tập những kinh nghiệm, quy trình thực hiện của EU để xây dựng khung khuôn khổ, kế hoạch đánh giá, triển khai các nhiệm vụ bảo vệ và thác bền vững nguồn tài nguyên nước.
Trong vấn đề kêu gọi các nước trong khu vực mà đặc biệt là các nước trong Ủy ban sông Mê Công quốc tế tham gia công ước, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay có Ban thư ký Ủy hội là cơ quan thường trực giúp Hội đồng và Ủy ban liên hợp về hành chính và kỹ thuật, do đó EU cần phải chứng minh và tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế để ban thư ký có nhận xét, đánh giá khách quan khi tham gia công ước có những lợi ích gì, chia sẻ góp ý những vấn đề mà các bên đang quan ngại và đưa ra các giải pháp để đẩy nhanh quá trình triển khai.
Bộ trưởng đồng ý với ý kiến của ông Bruno Angelet với cách tiếp cận hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật tới từng các quốc gia trong khu vực và sau đó tổ chức hội thảo. Khi đó, Ban Thư ký, nhóm kỹ thuật đại diện của các nước cùng với Uỷ ban sông Mê Công quốc tế sẽ nghiên cứu, chia sẻ những mối quan tâm riêng của từng nước và lấy ý kiến quyết định khi tham gia công ước. Về phía Việt Nam, hiện nay với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Ủy ban sẽ chủ trì và phối hợp với ban Thư ký đưa nội dung của công ước này vào phiên họp cuối năm để các bên nắm được đầy đủ mục đích, yêu cầu và cùng tham gia thảo luận, đánh giá.Ngoài ra, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tới công tác truyền thông để các nước trong Uỷ ban sông Mê Công quốc tế như Thái Lan, Lào, Campuchia hiểu rõ được nhu cầu và thực tiễn hiện nay và không lo lắng lợi ích khai thác đang bị hạn chế về các dự án khai thác nước ở thượng nguồn. Bên cạnh đó để thực hiện và cho các quốc gia trong khu vực tham dự Công ước này, cần đặt vấn đề thỏa thuận chung cho cả các nước trong Ủy hội sông Mê Công và các nước đối tác đối thoại là Trung Quốc và Mianma để các bên cùng bàn và tìm ra những phương án giải quyết chung một cách hợp lý và vẹn toàn.
Cũng trong buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, trong quá trình tham gia thực hiện FTA của Việt Nam, Bộ trưởng mong muốn giữa EU và Việt Nam sớm có những hợp tác về bảo vệ môi trường giữa Việt Nam và EU. Qua đó, Bruno Angelet cho biết EU sớm hỗ trợ Việt Nam những vấn đề pháp lý, chuyển giao những công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững, thúc đẩy sự tương hỗ giữa thương mại và môi trường, nhằm tăng cường bảo vệ môi trường ở mức độ cao thông qua thực thi hiệu quả luật pháp trong nước.
Tại buổi làm việc, hai bên trao đổi về tình hình và phương hướng hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và EU thời gian tới, ông Bruno Angelet, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tham vấn cho Chính phủ về đề xuất Việt Nam tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới (Công ước Helsinki 1992) và các hồ quốc tế của Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên Hợp quốc (UNECE Water Convention).
Mục đích hoạt động chính của Công ước là thúc đẩy việc quản lý chung và bảo tồn các hệ sinh thái của nguồn nước ngọt xuyên biên giới. Trong đó, Công ước yêu cầu các bên ngăn chặn, kiểm soát hoặc giảm thiểu tác động xuyên biên giới, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới theo cách hợp lý và công bằng, đảm bảo quản lý bền vững các nguồn nước này.
Ông Bruno Angelet cho biết, việc tham gia Công ước sẽ mở ra cơ hội cho các nước khu vực kêu gọi phát triển các dự án vùng/khu vực trong các lĩnh vực liên quan tới tài nguyên nước và hy vọng Việt Nam sẽ là quốc gia tiên phong trong khu vực tham gia Công ước và thông qua Việt Nam sẽ gửi tới thông điệp tới các nước trong khu vực về tính pháp lý cũng như lợi ích của chương trình này.
Ngoài Ủy ban châu Âu, các quốc gia thành viên như Phần Lan, Hà Lan, Thụy Sỹ, Pháp,… cũng đang quan tâm hỗ trợ Việt Nam tham gia Công ước và thực thi Công ước (sau khi tham gia). Ông Bruno Angelet cho biết trong thời gian tới Phần Lan sẽ hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ chính sách cho Việt Nam và phía EU cũng sẽ cử các chuyên gia của Phần Lan sang hỗ trợ Việt Nam triển khai.
Bà Cecilia Piccioni – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italia tại Việt Nam cho rằng, để triển khai được tốt và nhận được sự ủng hộ các nước trong khu vực cùng tham gia Công ước thì cần phải tăng cường công tác truyền thông, chia sẻ được những lợi ích, tính pháp lý, xu thế hội nhập quốc tế của khu vực trong giai đoạn hiện nay.
Trong khi đó, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg cho rằng việc tham gia Công ước là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường năng lực quản lý nguồn nước xuyên biên giới nói riêng và quản lý tài nguyên nước nói chung. Và Việt Nam là nước đi đầu trong khu vực sẽ được hỗ trợ nhiều của các quốc gia EU và khuyến khích được các nước trong khu vực cùng tham gia.Trao đổi với đoàn công tác của Phái đoàn EU, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều cuộc tiếp xúc đề trao đổi, xem xét về khả năng Việt Nam tham gia Công ước này. Qua các ý kiến ý kiến tham vấn các đơn vị trực thuộc Bộ, tổng hợp ý kiến các đơn vị thấy rằng việc Việt Nam tham gia Công ước này là cần thiết, phù hợp với pháp luật của Việt Nam và xu thế hội nhập quốc tế về môi trường hiện nay.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao những lợi ích của Công ước trong các vấn đề quản lý chung, bảo tồn các hệ sinh thái của nguồn nước ngọt xuyên biên giới và khai thác bền vững từ nguồn tài nguyên nước, đây cũng là điều mà Ủy hội sông Mê Công quốc tế trong đó có Việt Nam đang cần học hỏi và hoàn thiện.
Đối với Việt Nam, để tham gia Công ước về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới (Công ước Helsinki 1992) và các hồ quốc tế của Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên Hợp quốc (UNECE Water Convention), Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cùng với các Bộ, ngành, đánh giá toàn diện các vấn đề về tính thống nhất, các văn bản pháp lý ở Việt Nam cũng như các điều kiện, nghĩa vụ và trách nhiệm của Việt Nam khi tham gia công ước để sau đó báo cáo lên Chính phủ, Quốc hội để cùng nhau thảo luận và xin chủ chương tham gia Công ước. Bên cạnh đó, Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam cũng học tập những kinh nghiệm, quy trình thực hiện của EU để xây dựng khung khuôn khổ, kế hoạch đánh giá, triển khai các nhiệm vụ bảo vệ và thác bền vững nguồn tài nguyên nước.
Trong vấn đề kêu gọi các nước trong khu vực mà đặc biệt là các nước trong Ủy ban sông Mê Công quốc tế tham gia công ước, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay có Ban thư ký Ủy hội là cơ quan thường trực giúp Hội đồng và Ủy ban liên hợp về hành chính và kỹ thuật, do đó EU cần phải chứng minh và tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế để ban thư ký có nhận xét, đánh giá khách quan khi tham gia công ước có những lợi ích gì, chia sẻ góp ý những vấn đề mà các bên đang quan ngại và đưa ra các giải pháp để đẩy nhanh quá trình triển khai.
Bộ trưởng đồng ý với ý kiến của ông Bruno Angelet với cách tiếp cận hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật tới từng các quốc gia trong khu vực và sau đó tổ chức hội thảo. Khi đó, Ban Thư ký, nhóm kỹ thuật đại diện của các nước cùng với Uỷ ban sông Mê Công quốc tế sẽ nghiên cứu, chia sẻ những mối quan tâm riêng của từng nước và lấy ý kiến quyết định khi tham gia công ước. Về phía Việt Nam, hiện nay với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Ủy ban sẽ chủ trì và phối hợp với ban Thư ký đưa nội dung của công ước này vào phiên họp cuối năm để các bên nắm được đầy đủ mục đích, yêu cầu và cùng tham gia thảo luận, đánh giá.Ngoài ra, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tới công tác truyền thông để các nước trong Uỷ ban sông Mê Công quốc tế như Thái Lan, Lào, Campuchia hiểu rõ được nhu cầu và thực tiễn hiện nay và không lo lắng lợi ích khai thác đang bị hạn chế về các dự án khai thác nước ở thượng nguồn. Bên cạnh đó để thực hiện và cho các quốc gia trong khu vực tham dự Công ước này, cần đặt vấn đề thỏa thuận chung cho cả các nước trong Ủy hội sông Mê Công và các nước đối tác đối thoại là Trung Quốc và Mianma để các bên cùng bàn và tìm ra những phương án giải quyết chung một cách hợp lý và vẹn toàn.
Cũng trong buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, trong quá trình tham gia thực hiện FTA của Việt Nam, Bộ trưởng mong muốn giữa EU và Việt Nam sớm có những hợp tác về bảo vệ môi trường giữa Việt Nam và EU. Qua đó, Bruno Angelet cho biết EU sớm hỗ trợ Việt Nam những vấn đề pháp lý, chuyển giao những công nghệ tiên tiến, phát triển bền vững, thúc đẩy sự tương hỗ giữa thương mại và môi trường, nhằm tăng cường bảo vệ môi trường ở mức độ cao thông qua thực thi hiệu quả luật pháp trong nước.