Động đất ở Papua New Guinea: Ít nhất 14 người chết và thiệt hại nặng về cơ sở hạ tầng

27/02/2018 16:56

(TN&MT) - Theo cảnh sát và nhân viên của một bệnh viện, có tới 14 người thiệt mạng trong vụ lở đất và do các tòa nhà bị sập trong trận động đất mạnh ở khu vực cao nguyên xa xôi của Papua New Guinea. Trong khi đó, theo một con số chưa chính thức, số người chết lên tới ít nhất 30 người.

Trận động đất mạnh 7,5 độ richter đã làm rung chuyển khu vực trong sáng sớm ngày 26/2, phá hủy cơ sở hạ tầng khai thác mỏ và năng lượng, và còn khiến Tập đoàn dầu khí ExxonMobil Corp đóng cửa nhà máy khí đốt hoá lỏng (LNG) trị giá 19 tỷ USD, nguồn thu nhập xuất khẩu lớn nhất của Papua New Guinea.

Tại Bệnh viện đa khoa Mendi, nơi thi thể của các nạn nhân được đưa tới nhà xác,  Julie Sakol, một y tá tại Bệnh viện cho biết, hai tòa nhà bị sập và một vụ lở đất đã làm 12 người chết ở Mendi, thủ phủ của tỉnh Southern Highlands.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, hàng chục cơn dư chấn đã làm rung chuyển khu vực này, bao gồm cả trận động đất 5,7 độ richter vào chiều 27/2.

m
n
Đường ống dẫn và đường xá bị phá hủy gần thị trấn Tabubil sau khi trận động đất xảy ra tại Southern Highlands của Papua New Guinea vào ngày 26/2/2018

Cảnh sát Mendi thông báo, trận động đất 7,5 độ richter đã cướp đi sinh mạng của 14 người, riêng tại Poroma, phía Nam Mendi là 3 người. “Họ thiệt mạng do các vụ lở đất xảy ra bất ngờ đúng lúc gia đình đang ngủ trong nhà” - Naring Bongi, một sĩ quan cảnh sát ở Mendi cho biết.

Dẫn lời ông William Bando, người quản lý tỉnh Southern Highlands, tờ Papua New Guinea Post-Courier cho biết, hơn 30 người được cho là đã thiệt mạng tại khu vực có địa hình gồ ghề, cách thủ đô Port Moresby 560 km về phía Tây Bắc. Tuy nhiên, Văn phòng quản lý thảm họa của Papua New Guinea cho biết đang kiểm tra thông tin này và cần đến nhiều ngày để xác nhận số người thiệt mạng.

Đóng cửa LNG

Dự án LNG của Papua New Guinea được cho là một trong những hoạt động LNG tốt nhất thế giới, bắt đầu xuất khẩu vào năm 2014 sớm hơn dự định, bất chấp những thách thức về khoan thăm dò khí đốt và xây dựng nhà máy chế biến và đường ống trong khu rừng nhiệt đới xa xôi của Papua New Guinea.

Nhà máy LNG sản xuất khoảng 20% trên tổng công suất đánh giá 6,9 triệu tấn một năm.

ExxonMobil cho hay họ đã đóng cửa hai nhà máy xử lý LNG, hoặc các tàu hỏa tại nhà máy này ở bờ biển gần Port Moresby sau khi đóng cửa nhà máy điều hòa khí Hides và tấm lót sản xuất Hides ở tỉnh Hela ở vùng cao nguyên.

Khí được chế biến tại Hides và được vận chuyển theo một tuyến đường dài 700 km cung cấp cho nhà máy LNG của Papua New Guinea, với những khách hàng chính ở Nhật, Trung Quốc và Đài Loan.

Các nhà thương mại cho biết tác động của thị trường LNG sẽ phụ thuộc vào thời gian ngừng hoạt động, nhưng nhấn mạnh rằng giá giao ngay đã giảm gần đây do Bắc Á đang thoát khỏi thời kỳ nhu cầu khí đốt vào mùa đông.

Boseok Jin, nhà phân tích nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit cho biết: "Thị trường LNG toàn cầu có thể đáp ứng nhanh chóng vì người mua cần tìm kiếm các nguồn khác”.

Thiệt hại cơ sở hạ tầng

Tập đoàn khoáng sản Barrick Gold cho biết một số hoạt động tại mỏ vàng Porgera được yêu cầu tạm dừng để tiết kiệm điện, vì nhà máy cung cấp điện cho mỏ đã bị hư hỏng. Mỏ này do Barrick và Zijin Mining của Trung Quốc đồng sở hữu.

Công ty nhà nước Ok Tedi cho biết qua email rằng lở đất đã làm tắc nghẽn một đường và các đường ống dẫn đến các mỏ vàng và mỏ đồng của công ty trong dãy núi Star Mountains, và phải mất 2 ngày mới dọn sạch con đường này.

Papua New Guinea, quốc gia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương thường xuyên xảy ra động đất. Khu vực bờ biển phía Bắc nước này bị tàn phá nghiêm trọng sau trận sóng thần và động đất hồi năm 1998, cướp đi tính mạng của khoảng 2.200 người.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Động đất ở Papua New Guinea: Ít nhất 14 người chết và thiệt hại nặng về cơ sở hạ tầng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO