“Đói” vốn đầu tư các công trình trọng điểm ứng phó lụt bão: Nguy hiểm cận kề!

01/07/2014 00:00

(TN&MT) - Trước tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, gây thiệt hại ngày càng nặng nề và dự báo có nhiều cơn bão lớn...

(TN&MT) - Trước tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, gây thiệt hại ngày càng nặng nề và dự báo có nhiều cơn bão lớn trong mùa mưa bão sắp tới, Chính phủ chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần những khoản đầu tư  kịp thời cho những vùng có nguy cơ sạt lở cao. Tuy nhiên, tới thời điểm này, nhiều địa phương vẫn bất lực nhìn đất trôi ra biển vì thiếu vốn các công trình trọng điểm…
   
Nước lũ đang “ăn dn” vào đt!
   
  Mặc dù mới bước vào mùa mưa, nhưng những ngày gần đây ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tình trạng sạt lở bờ sông đã xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của hàng ngàn hộ dân và tình trạng sạt lở đã lên đến mức báo động. Điển hình như vào sáng sớm ngày 7/6/2014 tại ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng làm 7 nhà dân đổ ụp xuống sông Nàng Mau và 10 căn liền kề khác cũng bị sụt lún, nứt tường nghiêm trọng. Tuy vụ sạt lở không gây thiệt hại về người nhưng sự bất ngờ và “hung dữ” của vụ sạt lở gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân.
   
Do ảnh hưởng của BĐKH, nước biển dâng, không ít đoạn bờ sông ở ĐBSCL bị sạt lở nghiêm trọng.
    
   
  Đến ngày 8/6/2014 trên sông tiền thuộc địa bàn phường 11, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp tình trạng sạt lở bờ sông vẫn tiếp tục xảy ra. Cụ thể, đoạn sạt lở kéo dài trên 100 m, ăn sâu đất liền hơn 25m. Điều đáng lo nhất là gần khu vực này chỉ cách kho chứa xăng dầu 5 triệu lít của công ty TNHH MTV Thương mại dầu khí Đồng Tháp khoảng 20m.
   
  Tiếp đó, vào khoảng 23 giờ ngày 14/6/2014, tại khu dân cư ven kinh Ba, khóm 4, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau xảy ra một vụ sạt lở làm 7 căn nhà trôi xuống sông. Người dân đã kịp thời phát hiện và tri hô để những người trong nhà chạy thoát ra ngoài. Do sạt lở diễn ra quá nhanh và bất ngờ nên toàn bộ tài sản của các hộ dân bị cuốn hết xuống sông.
   
Thiếu kinh phí  đa phương bó tay
   
  Mặc dù hiểu được sự lo lắng, sợ hãi của người dân sinh sống ở khu vực sạt lở, tuy nhiên việc thực hiện các dự án xây dựng bờ kè và bố trí người dân đến nơi tạm cư mới sẽ rất tốn kém về kinh phí, nên hầu hết các địa phương không biết xoay đâu ra tiền để thực hiện dự án, do đó phải chờ hỗ trợ vốn của Trung ương. Ông Nguyễn Long Hoai – Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Cà Mau cho biết: “Trên địa bàn hiện vẫn còn hàng ngàn hộ dân định cư ở khu vực ven sông. Trước tình hình các tuyến bờ kè đê biển chưa được hoàn thành, tỉnh sẽ gặp không ít khó khăn trong mùa mưa bão năm nay”. Trước thực trạng trên, lãnh đạo các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang… đã “cầu cứu” Trung ương hỗ trợ kinh phí để xây dựng thêm các cụm, tuyến dân cư để bố trí cho hàng ngàn hộ dân trong vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi ở an toàn. Cụ thể, như tỉnh Hậu Giang kiến xem xét hỗ trợ 800 tỷ đồng từ quỹ kinh phí dự phòng thiên tai để đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở. Riêng hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp cần khoảng 1.000 tỷ đồng để bổ sung 6 cụm, tuyến dân cư giai đoạn 2 và xây dựng mới 3 cụm, tuyến tại các địa phương để sớm thực hiện, di dời dân vào nơi ở an toàn.
   
  Tuy nhiên, trong khi chờ đợi được phê duyệt kinh phí, để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho người dân, thiết nghĩ chính quyền địa phương cần có sự chủ động hơn trong việc bố trí cho người dân vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi ở an toàn; chủ động gia cố những đoạn bờ xung yếu trước mùa mưa bão; xây dựng phương án phòng chống sạt lở cần chú trọng các giải pháp phi công trình. Kiểm tra, ngăn chặn, xử lý việc xây dựng công trình, nhà ở, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép, sai quy định làm ảnh hưởng bờ sông hoặc gây sạt lở bờ sông.
Linh Nga
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Đói” vốn đầu tư các công trình trọng điểm ứng phó lụt bão: Nguy hiểm cận kề!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO