Đọc sách để khơi dậy tinh thần tự học, tự nghiên cứu

Mai Hương| 20/04/2022 12:41

(TN&MT) - Nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc (3/5/1946-3/5/2022), ngày 20/4, Ủy ban Dân tộc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Kết nối tri thức để phát triển”.

img_7368.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh mong muốn lan tỏa văn hóa đọc rộng khắp trong đội ngũ công chức, viên chức và người lao động cơ quan Ủy ban Dân tộc nói riêng và trong toàn ngành nói chung

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh cho biết: Việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2022 nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách. Đây cũng dịp để lan tỏa văn hóa đọc rộng khắp trong đội ngũ công chức, viên chức và người lao động cơ quan Ủy ban Dân tộc nói riêng và trong toàn ngành nói chung góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam.

Tại Ủy ban Dân tộc, không gian trưng bày sách có sự tham gia của các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc, Viện Thông tin Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam giới thiệu gần 500 đầu sách, hơn 8.000 cuốn sách các loại.

Không gian trưng bày gồm 6 chủ đề: “Bác Hồ với đồng bào DTTS; đồng bào DTTS với Bác Hồ”; “Lý luận và thực tiễn về con đường phát triển đất nước”; Sách chuyên ngành công tác dân tộc, chính sách dân tộc”; “Các kết quả nghiên cứu khoa học và sách thuộc chương trình CTDT 2016-2020; “Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam”; “Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”.

Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh, trong suốt thời gian trưng bày từ ngày 20/4 đến 1/5/2022, bạn đọc sẽ được tham quan, tìm hiểu, tiếp cận với nhiều cuốn sách có giá trị… cùng với hoạt động tổ chức không gian giới thiệu sách, ký tặng sách, quyên góp, ủng hộ và trao tặng sách; chia sẻ thông tin về sách điện tử….

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá, trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, phong trào đọc sách có chiều hướng đi xuống. Tuy vậy, cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm, khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. Đến nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể so sánh được.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hy vọng, sau buổi lễ này, toàn thể công chức, viên chức, người lao động cơ quan Ủy ban Dân tộc sẽ lắng lại, suy nghĩ, quan tâm, nâng cao nhận thức văn hóa đọc. Đây cũng là điểm khởi đầu khơi dậy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức xã hội nói chung, kiến thức quản lý Nhà nước nói riêng thông qua việc đọc sách.

Để Ngày Sách và Văn hóa đọc không chỉ dừng lại trong những ngày này mà từng bước trở thành thói quen như cơm ăn, nước uống không thể thiếu của mỗi người; phong trào đọc sách phải diễn ra thường xuyên, liên tục, Bộ trưởng Hầu A Lềnh đề nghị, thời gian tới, Ủy ban Dân tộc làm tốt công tác tuyên truyền về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động cơ quan.

Đồng thời, hàng năm, Ủy ban Dân tộc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam ngày một phong phú về chủ đề, mỹ quan đẹp với sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, nhiều tác giả, diễn giả và toàn thể công chức, viên chức, người lao động; tạo sức lan tỏa trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc.

Ủy ban Dân tộc cũng lựa chọn chủ để, tổ chức phát hành các ấn phẩm có hình thức đẹp, có nội dung ý nghĩa gắn với hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; tạo môi trường thuận lợi để toàn thể công chức, viên chức, người lao động có điều kiện tiếp cận với sách như xây dựng thư viện, tủ sách nghiệp vụ, tủ sách chuyên ngành, thành lập câu lạc bộ yêu sách, bố trí phòng đọc; xây dựng phong trào quyên góp, ủng hộ sách…

Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển sách điện tử, số hóa các ấn phẩm giấy, tạo thư viên điện tử… tạo điều kiện cho bạn đọc tiếp cận sách ở mọi lúc, mọi nơi.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

img_7323.jpg
img_7295.jpg
img_7272.jpg
img_7241.jpg
img_7213.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh giới thiệu nhiều cuốn sách có giá trị đến các đại biểu và người tham quan không gian trưng bày
img_7176.jpg
img_7171.jpg
img_7168.jpg
img_7165.jpg

Không gian trưng bày sách có gần 500 đầu sách, hơn 8.000 cuốn sách các loại

img_7365(1).jpg

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh giới thiệu nhiều cuốn sách có giá trị đến các đại biểu và người tham quan không gian trưng bày

img_7178.jpg
Không gian chia sẻ thông tin về sách điện tử
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đọc sách để khơi dậy tinh thần tự học, tự nghiên cứu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO