Tài nguyên

Định hướng phát triển ngành TN&MT Sơn La đến năm 2025

Nguyễn Nga 24/02/2024 - 15:39

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La vừa có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về công tác phát triển ngành tài nguyên môi trường, và các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

green-seed-plant-illustration-earth-world-environment-day-video(1).jpg
img_2342.jpg
1920x1080-3.png
img_2342.jpg
img_2342.jpg
img_2342.jpg

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La vừa có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về công tác phát triển ngành tài nguyên môi trường, và các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

Tại cuộc làm việc, Ban cán sự Đảng[ quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và công tác phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường; thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

d66935b79e8c33d26a9d.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Đông chủ trì b8uổi làm việc với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về công tác phát triển ngành tài nguyên môi trường.

Theo đó, từ năm 2020 đến nay, UBND tỉnh đã ban hành 28 quyết định quy phạm pháp luật, trên 2.400 văn bản hành chính để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường. Từ năm 2021 đến năm 2023, mỗi năm nguồn thu từ ngành tài nguyên môi trường đóng góp khoảng 60%, tương đương 2.600 tỷ đồng vào tổng thu ngân sách hàng năm.

Đã triển khai Chương trình ký cam kết về tăng cường vai trò, trách nhiệm giữa Chủ tịch UBND các huyện, thành phố với Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; ký cam kết giữa các chủ đầu tư khai thác khoáng sản với Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH

Công tác quản lý đất đai có nhiều chuyển biến tích cực. Hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tiến độ, chất lượng. Chỉ số tiếp cận đất đai tăng dần qua các năm, từ 5,25 điểm năm 2017 tăng lên 6,74 điểm năm 2022.

1.jpg
Hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tiến độ, chất lượng.

UBND tỉnh đã giao, cho thuê 5.494 khu đất cho hơn 3.000 tổ chức là các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư. Chủ động xây dựng các giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn, nút thắt” trong công tác quản lý đất đai, nhất là công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 8/12 huyện, thành phố; 4/12 huyện còn lại, hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai đã chủ động xây dựng, cập nhật dữ liệu trên cơ sở giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Hiện nay, cơ sở dữ liệu đất đai đã được kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế về thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính; tiếp đến là kết nối liên thông một cửa hướng đến làm giàu, làm sạch cơ sở dữ liệu của ngành.

Lĩnh vực môi trường, thực hiện có hiệu quả Kết luận số 56 ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 24 ngày 3/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, làm cơ sở định hướng cho công tác phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

ktra-cat-que-2.jpg
Sơn La duy trì đoàn kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở chế biến nông sản; kịp thời xử lý các điểm ô nhiễm môi trường cục bộ phát sinh.

Hoàn thành 100% chỉ tiêu môi trường được giao theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV: Tỷ lệ chất thải rắn khu vực đô thị được thu gom, xử lý đạt 91,5%; Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nông thôn được thu gom đạt 84%. Duy trì hiệu quả đoàn kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở chế biến nông sản; kịp thời xử lý các điểm ô nhiễm môi trường cục bộ phát sinh; 100% cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để.

Phê duyệt 23 báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp 13 giấy phép môi trường; giám sát vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 5 dự án; kiểm tra định kỳ việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường 22 dự án; xác minh 10 thông tin phản ánh ô nhiễm môi trường; theo dõi giám sát 6 cơ sở truyền dữ liệu quan trắc tự động về Sở Tài nguyên và Môi trường...

Lĩnh vực khoáng sản, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về định hướng địa chất, khoáng sản và công nghiệp khoáng sản đến năm 2030; Kết luận số 842-KL/TU ngày 17/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa tỉnh.

3-3-cericit-ta-xua.jpg
Đẩy mạnh quản lý tài nguyên khoáng sản.

Đã cấp 58 Giấy phép thăm dò khoáng sản; 62 Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản; 184 giấy phép khai thác khoáng sản; 95 quyết định đóng cửa mỏ; thu hồi 22 giấy phép khai thác; lập kế hoạch và thực hiện đấu giá quyền khai thác 60 khu vực. Đã phát triển, kêu gọi thu hút đầu tư cho phép khảo sát nghiên cứu, lập dự án nhà máy chế biến sâu nikel tại xã Bắc Phong, huyện Phù Yên với quy mô sử dụng đất 300ha; công suất 200.000-400.000 tấn quặng/năm đầu, mức đầu tư khoảng 890 triệu USD.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường được chú trọng, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân, góp phần đưa công tác quản lý tài nguyên môi trường ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

2-1-.jpg
Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân, đưa công tác quản lý tài nguyên và môi trường ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

Công tác chuyển đổi số được đẩy mạnh, 5/8 cơ sở dữ liệu đã và đang được triển khai, tập trung xây dựng, gồm: Cơ sở dữ liệu nền địa lý, đất đai, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn, môi trường và đa dạng sinh học.

Nhận diện tồn tại, điểm nghẽn

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La còn đối diện nhiều thách thức, tồn tại, hạn chế. Hiện nay, số lượng công chức giao cho ngành Tài nguyên và Môi trường còn thiếu và yếu, đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố. Biên chế được giao cho hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, số lượng nhân sự hiện đang đứng thứ 7/15 tỉnh miền núi phía Bắc.

img_2394.jpg
Đo đạc địa chính chính quy trên địa bàn tỉnh Sơn La còn thấp.

Đo đạc địa chính chính quy đạt tỷ lệ thấp, đến nay, diện tích đã được đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy trên toàn tỉnh mới đạt khoảng 6,5% so với tổng diện tích tự nhiên. Thiếu nguồn lực để lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Ngân sách nhà nước đã bố trí cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai từ năm 2018-2023 mới đạt 0,6% tổng số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Công tác quy hoạch còn chồng chéo, không đồng bộ giữa quy hoạch rừng, khoáng sản, xây dựng, quốc phòng, dẫn đến 32 mỏ khoáng sản được quy hoạch nhưng chưa đủ điều kiện đấu giá. Một số mỏ quy hoạch nhưng vị trí không thuận lợi, khai thác quy mô nhỏ, dễ vi phạm trong quá trình khai thác.

img_7719.jpg
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều khó khăn.

Môi trường còn đứng trước nhiều thách thức ô nhiễm do hoạt động sơ chế nông sản quy mô hộ gia đình và hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ. Việc quản lý, phân loại, xử lý chất thải rắn nông thôn hiệu quả chưa cao do địa bàn thu gom rộng, khu dân cư không tập trung, các khu xử lý chất thải rắn tập trung có khoảng cách xa trong khi chưa có quy hoạch.

Đến nay, mới có 66/188 xã nông thôn được mở rộng thu gom chất thải rắn, chiếm 35%; còn lại 122/188 xã đang tự thu gom, xử lý bằng các phương pháp thủ công gắn với các chương trình thực hiện nông thôn mới. Phương tiện thu gom chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu các thiết bị giám sát hành trình, camera trạm cân.

12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn đến 2025, tầm nhìn 2030

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông đã ghi nhận, biểu dương Ban cán sự đảng UBND tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về lĩnh vực tài nguyên, môi trường với nhiều kết quả tích cực từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

xanh-la-va-trang-trich-dan-bai-dang-facebook(1).jpg

Thời gian tới, phát huy những kết quả đạt được; khắc phục những tồn tại, hạn chế, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La đã giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Chủ động nghiên cứu, nhận diện những vấn đề còn tồn tại, dư luận xã hội quan tâm, vai trò, vị trí của ngành tài nguyên môi trường trong hệ thống chính trị có tính dự báo cao và có tầm nhìn chiến lược, thể hiện khát vọng phát triển, chọn đúng khâu đột phá, xác định đúng trọng tâm. Chú trọng đổi mới tư duy phát triển, thực hiện quan điểm 5 “rõ” theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 24/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.

Tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả các Nghị quyết, chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch của Trung ương và của tỉnh về phát triển ngành tài nguyên và môi trường. Xây dựng văn bản cụ thể hoá theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2024. Tăng cường công tác quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường, phát huy hiệu quả nguồn lực tài nguyên, không gây thất thoát, lãng phí tài nguyên.

Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngành gắn với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đầu tư nguồn lực cho hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Kiện toàn cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao trong việc khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường.

50e3366f9a54370a6e45(1).jpg
Các đại biểu dự hội nghị.

Cân đối, bố trí nguồn vốn thực hiện đo đạc địa chính nhằm tiến tới số hoá trong công tác quản lý đất đai. Tham mưu, đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện đề án Đo đạc, hoàn thiện hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Sơn La. Có kế hoạch chi tiết, cụ thể, xác định rõ những nội dung công việc, lộ trình thực hiện chuyển đổi số theo mục tiêu chuyển đổi số tỉnh Sơn La và chương trình chuyển đổi số tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân về tăng cường ý thức, trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai, khoáng sản, bảo vệ tài nguyên môi trường.

Tăng cường hướng dẫn các huyện, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất, hoạt động khoáng sản, bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả công tác thanh, kiểm tra, giám sát; kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các hành vi vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Trong năm 2024, xây dựng, ban hành giá dịch vụ đo đạc, đăng ký, cấp GCNQSDĐ để công khai, minh bạch trong thực hiện TTHC, hướng tới tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Tổ chức đấu giá, cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXDTT, đáp ứng nhu cầu tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.

Tăng cường sự lãnh đạo của Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, thành phố về quản lý, sử dụng đất, hoạt động khoáng sản, bảo vệ môi trường. Gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền nơi để xảy ra vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường, nhất là việc khai thác khoáng sản trái phép, các khu vực tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự - xã hội... Tập trung khắc phục tồn tại, hạn chế, khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Định hướng phát triển ngành TN&MT Sơn La đến năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO