Nạn “Vàng tặc” hiện vẫn diễn biến phức tạp tại điểm mỏ Háng trợ, xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông và chưa có biện pháp ngăn chặn |
Trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên hiện có khoảng 20 loại khoáng sản, gồm các loại khoáng sản rắn, một số nguồn nước nóng và nước khoáng... Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, có 29 tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản tại 36 mỏ, điểm mỏ (trong đó, 26 điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; 1 mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng; 1 mỏ quặng vàng; 3 mỏ chì kẽm và 5 mỏ than).
Tuy nhiên, do hoạt động khai thác khoáng sản tại một số địa bàn diễn ra tự phát, khó kiểm soát, một số địa phương để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép... dẫn đến việc bị thất thu ngân sách Nhà nước.
Ngăn chặn hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Nậm Rốm (Điện Biên) là bài toán mãi chưa có lời giải. |
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, tính từ năm 2016 đến hết quý I/2017, các đơn vị khai thác khoáng sản trong toàn tỉnh đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước hơn 7,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với trữ lượng nguồn tài nguyên bị khai thác trên địa bàn tỉnh Điện Biên, thì ngân sách Nhà nước ước tính mỗi năm thất thu khoảng 50 tỷ đồng.
Để ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên kháng sản trái phép, hạn chế thất thu ngân sách Nhà nước trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên, thời gian tới Sở TN&MT Điện Biên sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, nhất là các hoạt động khai thác vàng, chì và vật liệu xây dựng thông thường...
Nam Hương