Được biết diện tích sử dụng hiện trạng của Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên là 10.443m2. Theo quy hoạch chi tiết; khu đất trên được quy hoạch đất công cộng (lô CC03), diện tích sử dụng là 5.215m2. Diện tích sẽ thu hồi để làm đường giao thông, công viên cây xanh là 5.128m2. Nghĩa là diện tích 10.443m2 sẽ được chia đôi, một nửa giao cho Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên sử dụng, một nửa sẽ quy hoạch làm đường giao thông, công viên cây xanh.
Chia sẻ về nội dung này, ông Phạm Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND TP. Điện Biên Phủ, cho biết: Khu đất này hiện nay tỉnh giao cho Tỉnh đoàn quản lí và Nhà Thiếu nhi hiện đang sử dụng. Tuy nhiên, theo quan sát thực trạng thì có một phần diện tích đất hiện đang bị bỏ hoang, diện tích này đang nằm trong quy hoạch dự án làm đường vào công viên cây xanh.
Quán cà phê Phương Huyền trước đây |
Việc người dân họp chợ tràn lên cả lòng đường và nằm trọn trong khuôn viên quy hoạch của khu di tích cầu Mường Thanh lịch sử không phải lãnh đạo thành phố không biết. Song chợ Mường Thanh được xem là khu chợ tồn tại gần như là lâu đời nhất ở TP. Điện Biên Phủ, đồng thời cũng chính là chợ đầu mối, việc mua bán của người dân diễn ra từ mờ sáng cho đến tối mịt nên việc dẹp chợ Mường Thanh là điều bất khả kháng.
Chợ Mường Thanh họp trước cổng Nhà Thiếu nhi và UBND phường Mường Thanh, tràn lên cả lòng đường và đất di tích lịch sử cầu Mường Thanh. Ảnh chụp: Một góc chợ Mường Thanh, phía sau tường rào sắt là Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên |
Tuy nhiên, trong lộ trình dài hơi thì TP. Điện Biên Phủ đã quy hoạch chợ để tránh khuôn viên di tích cầu Mường Thanh. Song trước mắt, TP. Điện Biên Phủ mong muốn UBND tỉnh Điện Biên bàn giao lại diện tích đất hiện nay Nhà Thiếu nhi đang bỏ hoang để quản lí theo quy hoạch. Trước mắt thành phố có thể cải tạo khu này để người dân họp chợ, nhằm giải quyết việc người dân họp chợ ở lòng đường và chân cầu di tích, khi nào tỉnh thu hồi phục vụ cho dự án thì thành phố sẽ trả lại.
Đất hoang trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên được nhân viên cơ quan này tận dụng để trồng rau |
Thiết nghĩ đây cũng là một giải pháp của TP. Điện Biên Phủ nhằm cải thiện thực trạng người dân họp chợ trần lên lòng đường và khuôn viên di tích. Tuy nhiên, với những bài học về công tác quản lí đất đai của TP. Điện Biên Phủ trong các nhiệm kì qua thì cũng có những điểm cần phải chấn chỉnh và khắc phục, tránh tình trạng UBND tỉnh Điện Biên giao “đất vàng” cho thành phố quản lí đến lúc thu hồi làm dự án lại khó thực hiện và quỹ đất lại bị xà xẻo theo thời gian.
Cầu Mường Thanh là cây cầu được xây dựng từ đầu năm 1950, bắc quan sông Nậm Rốm. Cây cầu gắn liền với Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, năm 1954). |
Báo Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thông tin vụ việc này.