Oxfam là một liên minh quốc tế của 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công. Oxfam làm việc trực tiếp với các cộng đồng và tìm cách gây ảnh hưởng đến các cường quốc để đảm bảo rằng người nghèo có thể cải thiện cuộc sống và sinh kế của họ cũng như có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến họ.
Thông qua một loạt các bài thuyết trình, tương tác thuyết trình, hội thảo quản trị nước được thực hiện bởi IUCN và Oxfam nhằm phát triển lãnh đạo và năng lực lồng ghép giới trong quản lý nước, khuyến khích người tham gia chia sẻ kinh nghiệm về phân tích giới cũng như phát triển lãnh đạo là phụ nữ ở cấp cơ sở.
Các lãnh đạo nữ tham dự hội thảo quản trị nước phát triển lãnh đạo và năng lực lồng ghép giới trong quản lý nước |
Ông Raphael Glemet - Cán bộ Chương trình Cao cấp, Văn phòng IUCN khu vực châu Á cho rằng, cần có các nhà lãnh đạo phụ nữ để dẫn đường cho những người phụ nữ khác. Sự phát triển lãnh đạo là phụ nữ có thể biến tiếng nói của họ trở thành chính sách hay những nền tảng cao cấp hơn.
Đại diện chương trình BRIGE của IUCN - ông Vishwaranjan Sinha đã trình bày kết quả Diễn đàn các tổ chức dân sự diễn ra trong tháng 12/ 2015. Các diễn đàn cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn về những gì mà chiến lược 3S IWRM (Quản lý tài nguyên nước tổng hợp) nên tập trung vào. Đặc biệt, ông nhấn mạnh tầm quan trọng sự tham gia của các tổ chức phụ nữ và các cơ quan chính phủ có liên quan trong quá trình tham vấn của Chiến lược.
Bà Isabelle Fauconnier của Chương trình Nước toàn cầu đã trình bày các nguyên tắc của IUCN về lồng ghép giới, cũng như môi trường và chỉ số giới tính (EGI). Phát triển bởi Văn phòng giới IUCN Toàn cầu, EGI là công cụ toàn cầu đầu tiên tập hợp các biến số giới tính và môi trường, cho phép giám sát dễ dàng tiến bộ về bình đẳng giới trong lĩnh vực môi trường.
Bà Isabelle Fauconnier (phải) - đại diện Chương trình Nước toàn cầu của IUCN |
Bên cạnh đó, Rừng ngập mặn cho tương lai hàng đầu châu Á của IUCN cũng giải thích làm thế nào để Quỹ tài trợ nhỏ các chương trình MFF (SGF) có thể thúc đẩy quyền của phụ nữ trong cộng đồng phụ thuộc tài nguyên ven biển. Hội thảo cũng xác định các bước đi cụ thể đẩy mạnh và những cân nhắc quan trọng trong việc lồng ghép giới trong quản lý nước ở lưu vực sông Mekong. Các đại biểu đi đến một sự đồng thuận rằng cần một nền tảng mạng khu vực tập trung vào các vấn đề lồng ghép giới.
Mặt khác, các tổ chức quốc tế như IUCN và Oxfam có thể đóng góp vào việc lập bản đồ nền tảng khu vực hiện có như ASEAN và CEDAW, trong đó bao gồm cả nhiệm vụ của họ cũng như vấn đề giới đáp ứng công việc ngành; Lồng ghép nhiệm vụ phổ biến thông qua xác định các cơ chế hỗ trợ trong những nền tảng khu vực như hỗ trợ kỹ thuật, trao đổi kiến thức, dữ liệu thu thập…cho các tác động tốt hơn ở cấp khu vực và quốc gia; Làm việc với các tổ chức nghiên cứu khu vực, quốc gia và các kho dữ liệu; tạo thuận lợi cho việc chia sẻ dữ liệu và phát triển của các công cụ thu thập dữ liệu có nhiều nhạy cảm về giới.
BRIDGE là một sáng kiến của IUCN tập trung vào việc tăng cường năng lực quản lý nước tại chín lưu vực xuyên biên giới trong ba khu vực trên toàn cầu. Thông qua nhấn mạnh bài học liên quan và xây dựng sự đồng thuận, BRIDGE thúc đẩy sự hợp tác xuyên biên giới để phát triển nguồn tài nguyên nước một cách công bằng và bền vững. BRIDGE được thực hiện bởi IUCN với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ. Trong khu vực sông Mekong, các hoạt động BRIDGE được thực hiện ở các lưu vực sông Sekong, Sesan và Srê Pok. |
Tuyết Chinh