Trong số các vụ phá rừng chủ yếu xảy ra ở các địa bàn giáp biên giới, xa khu dân cư và nơi có nhiều công ty được giao khoán quản lý, bảo vệ rừng. Cụ thể, tại huyện Đắk G’Long, đã xảy ra 171 vụ, thiệt hại hơn 73ha; tại huyện Đắk Song là 83 vụ, thiệt hại hơn 19,5ha; tại huyện Tuy Đức là 47 vụ, thiệt hại hơn 17ha…
Trong đó, có 265 vụ xử lý hành chính với thiệt hại khoảng 60ha, chuyển hồ sơ chuyển cơ quan chức năng điều tra hình sự 34 vụ/50 ha; các vụ còn lại đang được các cơ quan chức năng của tỉnh Đắk Nông củng cố hồ sơ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo tìm hiểu, trong các vụ phá rừng xảy ra phần lớn là diện tích rừng tái sinh, các đối tượng phá để lấn chiếm đất nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp và mua bán đất trái phép. Hiện tại, ở các huyện như: Tuy Đức, Đắk G’Long thì tình trạng phá rừng theo hình thức này xảy ra là khá phổ biến.