Trong nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị Luật Đường bộ bổ sung lồng ghép điều khoản về thích ứng với biến đổi khí hậu

Khương Trung 24/11/2023 - 11:02

(TN&MT) – Sáng 24/11, tham gia thảo luật dự thảo Luật Đường bộ tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo, Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung lồng ghép điều khoản về thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó các đại biểu cũng đề nghị cần rà soát, kiểm tra các nội dung cùng quy định tránh trùng lặp với dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung lồng ghép điều khoản về thích ứng với biến đổi khí hậu

dai-bieu-nguyen-quang-huan-doan-dbqh-tinh-binh-duong-tiep-tuc-ra-soat-de-tranh-trung-lap-giua-cac-noi-dung-cua-luat-duong-bo-va-luat-trat-tu.jpeg
Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương ghi nhận dự thảo luật được chuẩn bị công phu, toàn diện với sự cố gắng tách 1 luật thành 2 luật tuy nhiên vẫn còn một số điều trùng lặp giữa dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đại biểu cho rằng chính sách phát triển đường bộ còn khá chung chung, đề nghị cân nhắc hoàn thiện Điều 5 dự thảo Luật.

Về các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu đề nghị rà soát để thể hiện lại để tránh quá cụ thể, bảo đảm phổ quát hơn. Mặt khác, đại biểu cũng cho rằng một số hành vi này chi phối bởi đạo đức nên có thể cho các thiết chế văn hóa lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân chỉ rõ các điều gồm Điều 24 về xây dựng và khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật và tại Điều 32 về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, hay các điều quy định về đường cao tốc…đã không quy định lồng ghép điều khoản về thích ứng với biến đổi khí hậu.

241120230827-z4909993245449_915fe53adf09b9da3286eb219699139b.jpg
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng tại phiên họp sáng 24/11

Hiện có quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến 2050 đã nêu rõ các quy định đối với các công trình hạ tầng phải tính toán và lồng ghép với biến đổi khí hậu. Nên các quy định về các công trình kết cầu hạ tầng giao thông không có các điều khoản về biến đổi khí hậu thì sẽ không đồng bộ với các văn bản khác. Trong khi Việt Nam là nước chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu nhưng công tác biến đổi khí hậu ngoài hiện trường thì rất ít mà chủ yếu nêu trong văn bản. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung.

soát các quy định về hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô

Phát biểu ý kiến về dự thảo Luật Đường bộ tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định bày tỏ thống nhất với việc xây dựng dự thảo Luật Đường bộ cũng như dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ trên cơ sở chính trị, pháp lý rõ ràng, cụ thể…

dai-bieu-nguyen-hai-dung-doan-dbqh-tinh-nam-dinh-ra-soat-cac-noi-dung-cung-quy-dinh-tai-du-thao-luat-trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-bo.jpeg
đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho rằng, việc xây dựng tách biệt 2 dự thảo Luật này cũng sẽ khá khó khăn, nhất là các nội dung liên quan cùng có quy định tại 2 dự thảo Luật.

“Có rất nhiều vấn đề cần phải phân định và cân nhắc để quyết định quy định ở một luật hay cả 2 luật. Ví dụ như vấn đề về xe đưa đón học sinh, một người là lái xe, một người là quản lý học sinh. Tại dự thảo Luật Đường bộ đang quy định lái xe cần phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm vận tải hành khách. Tuy nhiên tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ thì chỉ có quy định đối với người quản lý…”, đại biểu Hải nêu dẫn chứng.

Đại biểu Hải cho rằng, việc triển khai trong thực tiễn sẽ rất phiền phức, khó khăn. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, rà soát đối với các nội dung như vậy có thể dồn vào quy định tại một luật.

Liên quan đến nội dung hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, việc pháp luật có quy định riêng để quản lý chặt chẽ hoạt động đưa đón học sinh đi lại giữa nơi ở và nơi học tập, hoặc tham gia các hoạt động khác của nhà trường là rất cần thiết, vì trẻ em là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, thực tiễn đã xảy ra không ít các vụ tai nạn đáng tiếc, nhất là liên quan đến việc đưa đón học sinh.

Đánh giá cao sự cố gắng của cơ quan soạn thảo khi cùng quy định về nội dung này ở cả 2 luật mà không trùng nhau, tuy vậy, đại biểu cho rằng, các nội dung quan trọng nhất của hoạt động này đã được quy định tại Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Đại biểu đề nghị trong dự thảo luật đường bộ chỉ cần quy định, hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô là một trong các loại hình vận tải hành khách phải tuân thủ đầy đủ các quy định chung về vận tải hành khách.

dai-bieu-nguyen-thi-mai-phuong-doan-dbqh-tinh-gia-lai-dam-bao-tinh-thong-nhat-giua-luat-duong-bo-va-luat-ttatgtdb.jpeg
Đại biểu Nguyễn Thị Phương Mai – Đoàn ĐBQH Gia Lai

Đại biểu Nguyễn Thị Phương Mai – Đoàn ĐBQH Gia Lai đồng tình với các ý kiến trên và đề nghị đối với việc tổ chức thực hiện mà phải áp dụng cả hai Luật dẫn đến khó theo dõi và khó thực hiện, cần phải tích cực rà soát hai dự án Luật này để xử lý các vướng mắc nêu trên, đảm bảo thuận tiện trong việc áp dụng pháp luật cho người dân và doanh nghiệp.

Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở mọi cấp độ đều đảm bảo điều kiện tiếp cận cho người khuyết tật

Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, việc tách riêng Luật Đường bộ để tập trung quy định các vấn đề về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và vận tải đường bộ là cần thiết. Cơ quan soạn thảo đã cố gắng phân định một cách hợp lý nhất các nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

dai-bieu-nguyen-thi-mai-thoa-doan-dbqh-tinh-hai-duong-tranh-trung-lap-voi-luat-trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-bo.jpeg
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, còn một số quy định đang được quy định đồng thời ở hai luật, gây bất tiện cho người dân trong quá trình áp dụng, thực thi luật. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để đảm bảo quy định không bỏ sót, nhưng cũng không trùng lặp, dễ áp dụng.

Hiện nay, Điều 76 của dự thảo luật không quy định nhiều nội dung, nhưng còn dài, chủ yếu là các quy định liên quan đến bảo đảm an toàn và dẫn chiếu đến các điều khoản liên quan, trong đó còn một số quy định chưa hợp lý. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định về nguyên tắc bảo đảm cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở mọi cấp độ đều đảm bảo điều kiện tiếp cận cho người khuyết tật.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đại biểu Quốc hội đề nghị Luật Đường bộ bổ sung lồng ghép điều khoản về thích ứng với biến đổi khí hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO