Đà Nẵng: Nỗi lo nguồn nước nhiễm mặn

10/07/2013 00:00

Hạn nặng kéo dài suốt nhiều tháng qua, khiến tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng sâu vào các cửa sông, đã đẩy TP. Đà Nẵng đến nguy cơ báo động đỏ về thiếu hụt, mất an toàn nguồn cấp nước cho hàng triệu dân. Hiện Đà Nẵng đang nổ lực hết mình để tìm ra những giải pháp thích hợp nhất đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho người dân.

 

 

Đà Nẵng đang lo lắng với nguồn nước nhiễm mặn

 

 

Sng trong s hãi 

Trước hiện tượng nhiễm mặn nghiêm trọng đến mức kỷ lục tại khu vực Nhà máy nước Cầu Đỏ, các cơ quan ban, ngành liên quan ở Đà Nẵng đang đứng ngồi không yên. Theo thống kê, nhu cầu sử dụng nước hiện tại của thành phố tăng đến 25.000m3/ngày, trong khi nhà máy nước Cầu Đỏ - nơi cung cấp 90% lượng nước thô để sản xuất nước sạch buộc phải ngừng hoạt động. Trước sự việc trên, Dawaco buộc khai thác nguồn nước thô từ đập An Trạch thành nguồn cung cấp nước duy nhất cho thành phố với khối lượng 195.000m3/ngày.

Tính đến thời điểm này, ngành chức năng của Đà Nẵng đã phải sử dụng trạm bơm dự phòng lên đến 1.540 giờ, cao gấp rất nhiều lần trước đây. Tính toán của Dawaco, những tháng tiếp theo còn cao hơn nhiều lần nữa. Tuy nhiên, từ ngày 15/5 đến 31/5 vừa qua, thời điểm mà các thủy điện A Vương, Đắc Mi 4 thực hiện đợt xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ hè thu, gánh nặng trên có phần được giảm nhẹ. Song, vì thời gian xả nước của các thủy điện là quá ngắn nên công suất của Dawaco lấy nước thô từ sông Cầu Đỏ không đáng kể. Ngành chức năng và người dân Đà Nẵng đang băn khoăn, lo lắng khi giải pháp lấy nước thô từ An Trạch đang tiềm ẩn những rủi ro nhất định ông Nguyễn Hữu Ba - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) băn khoăn: “Hiện Trạm bơm An Trạch chưa có đường dây cấp điện ưu tiên, phải sử dụng chung đường dây điện gắn với nhiều phụ tải khác nên có thể gặp sự cố bất cứ lúc nào. Mới đây, Trạm bơm An Trạch cũng đã phải dừng hoạt động vì một sự cố giông sét. Cũng may, ngành điện lực đã đầu tư đường dây dự phòng từ Quảng Nam ra để đề phòng sự cố”.

Bên cạnh điện, nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến kế hoạch đảm bảo an toàn nguồn cấp nước nằm trong quá trình vận dẫn nước từ đập An Trạch về nhà máy. Đường ống dẫn nước thô hiện dài 8km, đường kính 1.200mm nằm sâu dưới đất, trong đó, có 1 điu ke dẫn qua sông Cầu Đỏ nằm chìm dưới lòng sông rất dễ xảy ra sự cố nghiêm trọng bởi tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông hằng năm và có thể vỡ bất cứ lúc nào. “Đặc biệt, trong trường hợp khẩn thiết lượng nước tại đập An Trạch xuống dưới mức 1,7m thì ngay cả trạm bơm An Trạch cũng không thể vận hành được, trong khi đó, dự báo tình trạng khô kiệt vẫn còn kéo dài trầm trọng cả miền Trung. Ngay tháng 4 và tháng 5 đã xuống mức báo động và dự báo những ngày tới còn xuống nhanh hơn, nếu các nhà máy thủy điện vẫn không chịu xả nước theo kiến nghị của thành phố và chỉ đạo của T.W e rằng tình hình xấu hơn”-ông Ba khẳng định.

 

Cn mt chiến lược lâu dài 

Đứng trước nguy cơ nguồn nước mất an toàn cho hàng triệu người dân, ngành chức năng Đà Nẵng đang nổ lực từng ngày triển khai nhiều giải pháp tạm thời và chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nước an toàn phục vụ người dân thành phố.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hữu Ba - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng cho biết: “đối với tình trạng khan hiếm, nguồn nước máy yếu tại các địa bàn Khánh Sơn (Liên Chiểu), một số địa bàn dân cư Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Dawaco chủ động triển khai nhiều giải pháp hạn chế thất thoát, tiết kiệm tránh sử dụng lãng phí nguồn nước sinh hoạt, đồng thời cho lắp đặt máy bơm cao áp nhà máy nước Hải Vân, lắp máy bơm 160kW nâng công suất nhà máy nước sân bay Đà Nẵng từ 40m3/ngày lên 45m3/ngày, lắp đặt 5 máy bơm nâng công suất nhà máy tại An Trạch để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho dân”.

Mặt khác, chính quyền thành phố kiên quyết kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương yêu cầu các nhà máy thủy điện A Vương, Đắc Mi 4 phải ưu tiên xả nước chống hạn, cũng như yêu cầu ngành, đơn vị chức năng khẩn trương triển khai các hạng mục ngăn đập sông Quảng Huế để đưa nước về hạ nguồn sông Vu Gia phục vụ sản xuất nông nghiệp và đảm bảo nguồn cung cấp nước cho hàng triệu dân thành phố.

Cũng theo ông Ba, Đà Nẵng đang tính đến chuyện lâu dài để triển khai nhiều dự án lớn về cấp nước. Trước mắt, Đà Nẵng sẽ xúc tiến đầu tư xây dựng Dự án nhà máy nước tại xã Hòa Liên (giai đoạn 2) có công suất 120.000m3/ngày đêm, khai thác nguồn nước sông Cu Đê thông qua đập thủy điện Sông Bắc 2. Ông Ba cũng cho biết thêm, mới đây, Dawaco đã tiến hành xúc tiến đàm phán, ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để đến tháng 8/2013 sẽ mở thầu tư vấn thiết kế. Dự kiến đến 2018, dự án có thể kịp tiến độ đi vào hoạt động.

Bài và nh: XUÂN LAM - MAI LÊ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Nỗi lo nguồn nước nhiễm mặn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO