Đà Nẵng: Khánh thành hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Yến Nhi| 27/09/2019 16:22

(TN&MT) - Ngày 27/9, Dự án Phát triển Năng lượng Mặt trời tại Đà Nẵng (DSED) đã khánh thành hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp mái tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Đà Nẵng. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Ngoại giao Khí hậu châu Âu 2019 với mục tiêu tăng cường nhận thức của công chúng đối với nhu cầu cấp bách trong việc chống biến đổi khí hậu (BĐKH).

1. Hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp mái tại trường tiểu học Võ Thị Sáu
Hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp mái tại trường tiểu học Võ Thị Sáu

Hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu là công trình do Liên minh châu Âu (EU tài trợ) trong phạm vi hoạt động của Dự án DSED, do Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng thực hiện. Dự án DSED đã lựa chọn lắp đặt thí điểm hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp mái tại bốn cơ sở công gồm Bệnh viện Ung Bướu, Bệnh viện Đà Nẵng, Trường THCS Hoàng Diệu và Trường Tiểu học Võ Thị Sáu với tổng công suất lắp đặt 8,25 kWp/hệ. Ngoài ra, hệ thống điện mặt trời cũng được lắp đặt tại sáu hộ gia đình với tổng công suất lắp đặt 2,75 kWp/hệ. Tất cả các hệ thống về cơ bản đã đi vào vận hành từ tháng 6/2019 và đã hòa lên lưới điện quốc gia, đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng điện của các cơ sở công và các hộ gia đình được chọn.

Ông Koen Duchateau, Trưởng ban Hợp tác Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam nhấn mạnh: “Trong tương lai, năng lượng được coi là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất tại Việt Nam, các dự báo cho thấy vào năm 2030, phát thải khí nhà kính của Việt Nam có thể tăng gấp ba lần. EU cam kết mạnh mẽ và ủng hộ phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam, bằng việc triển khai các dự án gia tăượng phát thải nhà kính khoảng 34,96 tấn CO2/năm với tổng công suất lắp đặt 49,5 kng hiệu quả năng lượng, tăng thị phần của năng lượng tái tạo và đảm bảo tiếp cận năng lượng với giá cả phải chăng cho mọi người, đặc biệt là những người thiệt thòi nhất”.

2. Ký kết bàn giao hệ thống điện năng lượng mặt trời cho trường Võ Thị Sáu
Ký kết bàn giao hệ thống điện năng lượng mặt trời cho trường Võ Thị Sáu

Việc lắp đặt thí điểm 10 hệ thống điện năng lượng mặt trời góp phần giảm lWp. Tổng sản lượng điện tạo ra là 72.270 kWh/năm trong đó tổng chi phí tiết kiệm điện hằng năm đối với cơ sở công là 26 triệu đồng/hệ và đối với hộ gia đình là 8,6 triệu đồng/hệ.

Ông Nguyễn Thái Phong - Hiệu trưởng  Trường Tiểu học Võ Thị Sáu chia sẻ: “Chỉ sau ba tháng đi vào vận hành thử nghiệm, hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp mái đã sản xuất tổng sản lượng điện 3.561 kWh, tiết kiệm 25-30% tổng nhu cầu sử dụng điện của nhà trường. Hệ thống điện mặt trời không những bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm chi phí cho nhà trường trung bình 2,2 triệu đồng/tháng”.

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời lắp mái là một trong những giải pháp quan trọng giúp tiết kiệm chi phí tiền điện nhờ tự cung tự cấp nhu cầu sử dụng điện, giảm sức ép về nhu cầu điện lên lưới điện quốc gia và bảo vệ môi trường.

Việc lắp đặt thí điểm hệ thống điện năng lượng mặt trời tại các cơ sở công và hộ gia đình từ Dự án DSED do Liên minh châu Âu tài trợ góp phần lan tỏa và nhân rộng ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời sạch và bền vững tại thành phố Đà Nẵng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Khánh thành hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO