Công bố sách quý 'Bảo vệ linh trưởng Việt Nam bên bờ vực thẳm'

12/12/2016 00:00

                               

(TN&MT) - Cổng thông tin điện tử Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) đang giới thiệu cuốn sách ảnh quý " Bảo vệ linh trưởng Việt Nam - Bên bờ vực thẳm" để mọi người biết và cùng chung tay bảo vệ loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.
 
Cuốn sách ảnh lần đầu tiên xuất bản, liệt kê đầy đủ chủng loại linh trưởng quý hiếm trên thế giới đang sinh sống ở Việt Nam nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do sự săn bắt của con người, đặc biệt là các quần thể linh trưởng như voọc chà vá chân xám, voọc mũi hếch, voọc Cát Bà...
 
Cuốn sách này nằm trong dự án Bảo vệ linh trưởng tại Việt Nam với sự phối hợp của các nhà nghiên cứu khoa học Jonathan Eames, Nguyễn Văn Trường, Lê Khắc Quyết và nhiếp ảnh gia quốc tế Nicolas Cornet. 
 
Sách ảnh "Bảo vệ linh trưởng Việt Nam - Bên bờ vực thẳm" được chia thành 4 chương đánh giá mức độ nguy cấp của loài linh trưởng gồm: Cực kỳ nguy cấp, nguy cấp, sẽ nguy cấp và sắp bị đe doạ.
 
Theo xếp loại của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), loài cực kỳ nguy cấp là loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở mức cực kỳ nguy cấp. Chúng đứng đầu trong Danh lục đỏ của IUCN về các loại bị đe đọa và hiện nay Việt Nam có 7 loài linh trưởng được xếp vào danh lục này 
 
Xin mời bạn đọc xem ảnh minh họa tin được trích từ cuốn sách " Linh trưởng Việt Nam - Bên bờ vực thẳm".
Ảnh 1/ Chà Vá Chân Xám là loài đặc hữu của vùng cao nguyên miền Trung từ Quảng Nam đến Bình Định. Ước tính gần đây số lượng Chà vá chân xám chỉ còn khoảng 1500 cá thể. Tuy nhiên, mất sinh cảnh sống và săn bắt là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài này.
Chà Vá Chân Xám là loài đặc hữu của vùng cao nguyên miền Trung từ Quảng Nam đến Bình Định. Ước tính gần đây số lượng Chà vá chân xám chỉ còn khoảng 1500 cá thể. Tuy nhiên, mất sinh cảnh sống và săn bắt là những mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài này
Ảnh 2/ Voọc mũi hếch trước đây loài này phân bố rộng rãi ở phía đông sông Hồng nhưng nạn săn bắn và phá rừng đã khiến phạm vi hoạt động và số lượng của chúng sụt giảm nghiêm trọng. Đến nay ghi nhận chi ở hai địa điểm trong tỉnh miền núi Hà Giang là có hơn 250 cá thể sống sót trong rừng nguyên sinh, trên đá vôi dốc đứng.
Voọc mũi hếch trước đây loài này phân bố rộng rãi ở phía đông sông Hồng nhưng nạn săn bắn và phá rừng đã khiến phạm vi hoạt động và số lượng của chúng sụt giảm nghiêm trọng. Đến nay ghi nhận chi ở hai địa điểm trong tỉnh miền núi Hà Giang là có hơn 250 cá thể sống sót trong rừng nguyên sinh, trên đá vôi dốc đứng.
 
Ảnh 3/ Voọc đầu trắng Cát Bà rất hiếm trên thế giới và chỉ tồn tại ở quần đảo Cát Bà ( Hải Phòng) và  trong vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước đây được coi là phổ biến nhưng loại này đã chết dần và trên thế giới hiện còn khoảng 70 con.
Voọc đầu trắng Cát Bà rất hiếm trên thế giới và chỉ tồn tại ở quần đảo Cát Bà ( Hải Phòng) và trong vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước đây được coi là phổ biến nhưng loại này đã chết dần và trên thế giới hiện còn khoảng 70 con.

Ảnh 4/ Voọc mông trắng sống trong rừng xanh và bụi rậm, nơi phân bố ở độ cao từ 500 - 1.000m trên núi đá vôi. Quần thể lớn nhất được ghi nhận gồm 100 cá thể tại Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, tỉnh Ninh Bình. Ước tính loại này chỉ còn khoảng 200 cá thể trên toàn cầu.
Voọc mông trắng sống trong rừng xanh và bụi rậm, nơi phân bố ở độ cao từ 500 - 1.000m trên núi đá vôi. Quần thể lớn nhất được ghi nhận gồm 100 cá thể tại Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, tỉnh Ninh Bình. Ước tính loại này chỉ còn khoảng 200 cá thể trên toàn cầu.

Ảnh 5/ Vượn đen tuyền chủ yếu sinh sống tại Việt Nam, Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Vượn đen tuyền Việt Nam sinh sống ở vùng núi Tây Bắc đang ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng. Toàn cầu chỉ còn gần 2.000 cá thể và tại Việt Nam chỉ có khoảng 60 cá thể và chỉ sống trong hai khu vực bảo tồn với khoảng 20 đàn (một đàn gồm một con đực và hai con cái) ở Mù Cang Chải, khu bảo tồn sinh thái ở Yên Bái và một số ở Sơn La, Lào Cai.
Vượn đen tuyền chủ yếu sinh sống tại Việt Nam, Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Vượn đen tuyền Việt Nam sinh sống ở vùng núi Tây Bắc đang ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng. Toàn cầu chỉ còn gần 2.000 cá thể và tại Việt Nam chỉ có khoảng 60 cá thể và chỉ sống trong hai khu vực bảo tồn với khoảng 20 đàn (một đàn gồm một con đực và hai con cái) ở Mù Cang Chải, khu bảo tồn sinh thái ở Yên Bái và một số ở Sơn La, Lào Cai

Vượn cao vít trên thế giới có khoảng 130 con, chia làm 18 đàn, trong đó 14 đàn ở Việt Nam và Khu bảo tồn Vượn cao vít đã được thành lập năm 2007 để bảo vệ loài vượn này.
Vượn cao vít trên thế giới có khoảng 130 con, chia làm 18 đàn, trong đó 14 đàn ở Việt Nam và Khu bảo tồn Vượn cao vít đã được thành lập năm 2007 để bảo vệ loài vượn này.

 Vượn đen má trắng hiện tồn tại chủ yếu như những quần thể nhỏ và cô lập. mặc dù sống ở tám khu bảo tồn tại Việt Nam nhưng các quần thể này quá nhỏ để có thể tồn tại và dự báo có nguy cơ tuyệt chủng. Quần thể lớn nhất được cho là ở Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An)  ước tính khoảng 130 đàn.
Vượn đen má trắng hiện tồn tại chủ yếu như những quần thể nhỏ và cô lập. mặc dù sống ở tám khu bảo tồn tại Việt Nam nhưng các quần thể này quá nhỏ để có thể tồn tại và dự báo có nguy cơ tuyệt chủng. Quần thể lớn nhất được cho là ở Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) ước tính khoảng 130 đàn.

Phạm Ngọc Triển 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công bố sách quý 'Bảo vệ linh trưởng Việt Nam bên bờ vực thẳm'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO