Chuyện về lão nông hơn 20 năm tự nguyện vớt rác

02/08/2017 00:00

Mặc dù tuổi đã cao song nhiều năm nay, ông Nguyễn Văn Hào, thôn Tân Hòa, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vẫn miệt mài với công việc vớt rác, khơi thông kênh mương và quản lý bãi rác tập trung, góp phần làm sạch môi trường.

Dáng người cao dong dỏng, ở tuổi 62 nhưng ông Hào rất nhanh nhẹn. Năm 1990, ông được giao làm công việc chuyên lấy nước phục vụ sản xuất cho gần 100 ha ruộng của các thôn: Bùi, Trung, Tân Hòa của xã Hợp Đức. Ngày ấy, mỗi khi có thông báo nước về là chập tối, ông lại đạp xe hàng chục km ngược lên xã Nhã Nam để đóng cống ngăn nước. Công việc có khi kéo dài tới 1 - 2 giờ sáng. Những lần đó, ông nhận thấy tuyến kênh dài hơn 2 km qua địa bàn xã thường bị đọng rác khiến nước chảy chậm, nhiều khi trôi cả vào ruộng, gây khó khăn cho sản xuất. Trước thực trạng ấy, lão nông đã tự hàn một chiếc gậy sắt có móc để vừa đi lấy nước vừa kết hợp vớt rác rồi tự vận chuyển về nơi tập kết.

Ông tâm sự: “Từ các hoạt động kinh tế và sinh hoạt, một bộ phận người dân xả rác thải bừa bãi xuống kênh mương ngày càng nhiều với đủ loại từ thân cây ngô, rơm đến túi ni-lông, thậm chí cả xác động vật chết... bốc mùi rất khó chịu. Để giảm thiểu rác ùn tắc trên kênh, mỗi tháng, tôi vớt hàng chục lần, ước mỗi lần cả tấn rác. Nhiều hôm, vớt từ sáng đến giữa trưa vẫn chưa hết rác”.

Ông Nguyễn Văn Hào thu dọn rác tại bãi rác thôn Biềng, xã Cao Thượng.
Ông Nguyễn Văn Hào thu dọn rác tại bãi rác thôn Biềng, xã Cao Thượng.

Được biết, gia đình không phải thuộc diện khó khăn, ông làm công việc này hoàn toàn tự nguyện. Ban đầu, vợ và các con đều ngăn cản vì sợ rác ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng với suy nghĩ, làm được việc gì có ích cho cộng đồng thì làm nên nhiều năm qua, ông vẫn duy trì công việc này.

Ông Trần Văn Hội, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Đức nói: “Biết việc ông Hào vớt rác tình nguyện nên xã thường xuyên đến tận gia đình động viên. Còn nhớ cách đây hàng chục năm, dịch cúm gia cầm bùng phát, một buổi sáng ông Hào vớt cả trăm bao gà, sau đó báo cáo về xã, chúng tôi kịp thời dùng vôi bột, phun thuốc khử trùng rồi chôn lấp bảo đảm vệ sinh, tránh dịch lây lan rộng”.

Không chỉ vớt rác trên kênh, cách đây hai năm, bãi rác ở thôn Đồng Biềng, xã Cao Thượng giáp ranh với thôn Tân Hòa bị ô nhiễm nặng vì quá tải, ông đã đặt vấn đề với xã Cao Thượng nhận quản lý bãi rác này. Kể từ khi nhận trông coi bãi rác, ngày nào ông cũng quét dọn xung quanh, thu gom rác đổ đúng nơi quy định, vì thế khắc phục đáng kể tình trạng gây ô nhiễm.

Là người luôn hết mình vì công việc chung, năm 2016, ông được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn Tân Hòa. Trên cương vị mới, ông luôn làm tốt công việc của làng xóm, đồng thời vẫn dành thời gian đi “săn” nước, vớt rác đều đặn trên kênh và quản lý bãi rác bảo vệ môi trường.

Dáng người cao dong dỏng, ở tuổi 62 nhưng ông Hào rất nhanh nhẹn. Năm 1990, ông được giao làm công việc chuyên lấy nước phục vụ sản xuất cho gần 100 ha ruộng của các thôn: Bùi, Trung, Tân Hòa của xã Hợp Đức. Ngày ấy, mỗi khi có thông báo nước về là chập tối, ông lại đạp xe hàng chục km ngược lên xã Nhã Nam để đóng cống ngăn nước. Công việc có khi kéo dài tới 1 - 2 giờ sáng. Những lần đó, ông nhận thấy tuyến kênh dài hơn 2 km qua địa bàn xã thường bị đọng rác khiến nước chảy chậm, nhiều khi trôi cả vào ruộng, gây khó khăn cho sản xuất. Trước thực trạng ấy, lão nông đã tự hàn một chiếc gậy sắt có móc để vừa đi lấy nước vừa kết hợp vớt rác rồi tự vận chuyển về nơi tập kết.

Ông tâm sự: “Từ các hoạt động kinh tế và sinh hoạt, một bộ phận người dân xả rác thải bừa bãi xuống kênh mương ngày càng nhiều với đủ loại từ thân cây ngô, rơm đến túi ni-lông, thậm chí cả xác động vật chết... bốc mùi rất khó chịu. Để giảm thiểu rác ùn tắc trên kênh, mỗi tháng, tôi vớt hàng chục lần, ước mỗi lần cả tấn rác. Nhiều hôm, vớt từ sáng đến giữa trưa vẫn chưa hết rác”.

Được biết, gia đình không phải thuộc diện khó khăn, ông làm công việc này hoàn toàn tự nguyện. Ban đầu, vợ và các con đều ngăn cản vì sợ rác ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng với suy nghĩ, làm được việc gì có ích cho cộng đồng thì làm nên nhiều năm qua, ông vẫn duy trì công việc này.

Ông Trần Văn Hội, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Đức nói: “Biết việc ông Hào vớt rác tình nguyện nên xã thường xuyên đến tận gia đình động viên. Còn nhớ cách đây hàng chục năm, dịch cúm gia cầm bùng phát, một buổi sáng ông Hào vớt cả trăm bao gà, sau đó báo cáo về xã, chúng tôi kịp thời dùng vôi bột, phun thuốc khử trùng rồi chôn lấp bảo đảm vệ sinh, tránh dịch lây lan rộng”.

Không chỉ vớt rác trên kênh, cách đây hai năm, bãi rác ở thôn Đồng Biềng, xã Cao Thượng giáp ranh với thôn Tân Hòa bị ô nhiễm nặng vì quá tải, ông đã đặt vấn đề với xã Cao Thượng nhận quản lý bãi rác này. Kể từ khi nhận trông coi bãi rác, ngày nào ông cũng quét dọn xung quanh, thu gom rác đổ đúng nơi quy định, vì thế khắc phục đáng kể tình trạng gây ô nhiễm.

Là người luôn hết mình vì công việc chung, năm 2016, ông được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn Tân Hòa. Trên cương vị mới, ông luôn làm tốt công việc của làng xóm, đồng thời vẫn dành thời gian đi “săn” nước, vớt rác đều đặn trên kênh và quản lý bãi rác bảo vệ môi trường.

Theo Báo Bắc Giang

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyện về lão nông hơn 20 năm tự nguyện vớt rác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO