Một tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước với nội dung "Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước cộng hòa xã hội Việt Nam Việt Nam" được dựng lên tại ngã tư đường Nguyễn Lương Bằng, Xã Đàn, Tôn Đức Thắng và La Thành thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) nhiều ngày qua đã khiến nhiều người dân bức xúc.
Điều đáng nói, ngay sau khi tấm pano ghi sai tên nước được dựng lên, người dân cho biết đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền sở tại để sửa đổi, song đến nay tấm biển vẫn đứng "hiên ngang" giữa ngã tư phố.
Trước sự việc này, nhiều người dân bức xúc cho rằng, việc dựng một tấm pano ghi sai tên nước là hành động thể hiện sự cẩu thả không thể chấp nhận.
Dòng chữ "Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước cộng hòa xã hội Việt Nam Việt Nam"
"Rõ ràng tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước lại đứng hiên ngang giữa phố không chỉ hai con mắt nhìn thấy, mà sẽ đập vào hàng nghìn đôi mắt. Nếu cứ để dòng chữ như thế này, chúng tôi cũng không biết nước Việt Nam được đổi tên từ bao giờ?," chị NTN, một người dân nói.
Trao đổi với phóng viên tối 29/8, ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội thừa nhận: “Sai sót như vậy là điều không thể chấp nhận được đối với một tấm pano biểu ngữ chào mừng ngày Quốc khánh.”
Dòng chữ "Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước cộng hòa xã hội Việt Nam Việt Nam"
Ông Nguyễn Khắc Lợi cho hay, tấm pano đặt ở vị trí ngã tư Nguyễn Lương Bằng-Xã Đàn đó thuộc sự quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp của Phòng Văn hóa quận Đống Đa. “Chúng tôi sẽ chỉ đạo Phòng Văn hóa quận Đống Đa cử người đến tận nơi, trực tiếp kiểm tra và sửa lại chữ viết trên tấm pano ngay trong buổi tối 29/8,” Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định.
Theo ông Lợi, để dẫn đến sự sai sót này là do sự thiếu thận trọng của những người trực tiếp làm tấm pano và sự lơ là của cán bộ của Phòng Văn hóa quận Đống Đa trong việc giám sát, kiểm tra việc triển khai hệ thống pano, biểu ngữ chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.
Từ sự việc nêu trên, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, đơn vị này sẽ tiến hành kiểm điểm đối với những người trực tiếp liên quan và rút kinh nghiệm đối với toàn bộ các đơn vị có liên đới tới việc dựng các loại pano, biểu ngữ trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội để tránh những trường hợp tương tự.
Trước thông tin về việc viết sai tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên tấm pano chào mừng ngày Quốc khánh, tiến sỹ Nguyễn Thế Hưng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng đây là một sai sót lớn, thể hiện sự thiếu trách nhiệm của những người làm công tác quản lý văn hóa.
“Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung đối với du khách quốc tế. Liệu họ sẽ nghĩ gì khi tới thăm một đất nước mà đến ngay tên nước cũng bị viết sai ngay trên chính địa bàn Thủ đô của đất nước đó?” tiến sỹ Nguyễn Thế Hưng bày tỏ quan điểm của mình.
Theo ông Lợi, để dẫn đến sự sai sót này là do sự thiếu thận trọng của những người trực tiếp làm tấm pano và sự lơ là của cán bộ của Phòng Văn hóa quận Đống Đa trong việc giám sát, kiểm tra việc triển khai hệ thống pano, biểu ngữ chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.
Từ sự việc nêu trên, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, đơn vị này sẽ tiến hành kiểm điểm đối với những người trực tiếp liên quan và rút kinh nghiệm đối với toàn bộ các đơn vị có liên đới tới việc dựng các loại pano, biểu ngữ trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội để tránh những trường hợp tương tự.
Trước thông tin về việc viết sai tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên tấm pano chào mừng ngày Quốc khánh, tiến sỹ Nguyễn Thế Hưng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng đây là một sai sót lớn, thể hiện sự thiếu trách nhiệm của những người làm công tác quản lý văn hóa.
“Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung đối với du khách quốc tế. Liệu họ sẽ nghĩ gì khi tới thăm một đất nước mà đến ngay tên nước cũng bị viết sai ngay trên chính địa bàn Thủ đô của đất nước đó?” tiến sỹ Nguyễn Thế Hưng bày tỏ quan điểm của mình.
Theo (Vietnam+)