(TN&MT) - Liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Thành phố Giao lưu, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Chủ tịch...
(TN&MT) - Liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Thành phố Giao lưu, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có); báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố trước ngày 10/05/2018.
Ngày 27/04/2018, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Văn bản số 1845/UBND-TKBT về việc kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí phản ánh.
Theo nội dung văn bản, báo chí phản ánh một số căn tại khu biệt thự TT3, TT4 thuộc khu đô thị Thành phố Giao lưu tự ý cơi nới, phá vỡ quy hoạch chung.
Về việc này, Chủ tịch UBND Thành phố giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có); báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố trước ngày 10/05/2018.
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã thông tin về phản ánh của một số người mua nhà tại dự án Thành phố Giao lưu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc về việc kiến trúc chung của toàn bộ dãy biệt thự nơi đây đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự đứt mạch về kiến trúc, làm xấu đi không gian tổng thể của khu đô thị Thành phố Giao lưu.
Theo ghi nhận, tại khu biệt thự này được xây dựng theo một mẫu thiết kế giống nhau về hình thức, chiều cao, tỷ lệ diện tích, tạo thành một quy hoạch có cấu trúc đẹp và hoàn chỉnh. Mỗi lô đất của khu biệt thự rộng khoảng 152- 237 m2 với chiều cao từ 3 - 5 tầng, trong đó riêng khu biệt thự TT4 bao gồm 94 căn biệt thự. Tuy nhiên, quy hoạch kiến trúc này đang bị phá vỡ khi có ba căn biệt thự tại đây tự ý “cơi nới", xây dựng lại, thay đổi thiết kế.
Quy hoạch kiến trúc dự án Thành phố Giao lưu đang bị phá vỡ khi có ba căn biệt thự tại đây tự ý “cơi nới", xây dựng lại, thay đổi thiết kế.
Quan sát cho thấy, chủ của những căn biệt thự này đã cho xây dựng lại hầu như toàn bộ công trình, mái ngói trong thiết kế đã bị cắt bỏ để làm tum. Kết quả là căn biệt thự số 10, số 19 và căn biệt thự nằm đối diện ban quản lý dự án Geleximco đã che khuất luôn không gian của các gia đình khác trong khu biệt thự. Những công trình với dấu hiệu bất thường này đã làm cho kiến trúc tại Khu đô thị Thành phố Giao lưu không còn tính đồng bộ, cảnh quan đô thị bị phá vỡ.
Công trình khủng có dấu hiệu bất thường này đã làm cho kiến trúc tại Khu đô thị Thành phố giao lưu không còn tính đồng bộ, cảnh quan đô thị bị phá vỡ. Hơn nữa, việc xây dựng sai thiết kế quy hoạch, biệt thự và nhà ở bị người mua sửa thiết kế, xây lại, lấn chiếm thêm phần đất xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ đến thiết kế quy hoạch chung.
Điều này đã được các chuyên gia, luật sư khẳng định là hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, trái quy định về quy hoạch đô thị. Không chỉ có vậy, việc các toà nhà chung cư, khu đô thị bị thay đổi thiết kế, kiến trúc, quy hoạch ảnh hưởng rất lớn đến sự đảm bảo an toàn cho cư dân về phòng cháy chữa cháy cũng như chất lượng môi trường sống.
Trụ sở Công ty cổ phần Đầu tư & Xây dựng quốc tế Vigeba - Chủ đầu tư dự án Thành phố Giao lưu.
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp luật, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: "Theo luật pháp về xây dựng, các công trình xây dựng trong khu đô thị (biệt thự, nhà ở,...) đều phải tuân thủ theo đúng thiết kế quy hoạch về: diện tích, chiều cao, tỷ lệ,... Chủ đầu tư, người mua nhà hay chính quyền phường quận không đủ thẩm quyền thay đổi thiết kế quy hoạch này.
Theo luật sư, quận muốn cấp phép xây dựng sửa chữa, phải đảm bảo đúng tỷ lệ diện tích, chiều cao xây dựng như quy hoạch. Chỉ có cấp tỉnh, thành (trực thuộc TƯ) mới có quyền thay đổi quy hoạch thiết kế, nhưng cũng phải đúng pháp luật. Quận hay chủ đầu tư muốn điều chỉnh thiết kế quy hoạch thì phải lập hồ sơ, đề xuất lên UBND TP. Hà Nội xem xét.
"Thực ra những quy định về xử lý vi phạm trong trật tự xây dựng và quản lý đô thị đã rất chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng tình trạng vi phạm diễn ra ngang nhiên như thế này thì không thể nói chính quyền địa phương không biết. Theo tôi, muốn trật tự xây dựng đi vào nền nếp thì việc đầu tiên là xử lý cán bộ. Nơi nào để xảy ra vi phạm, khiếu kiện nhiều thì cán bộ quản lý ở đó phải bị xử lý đầu tiên theo hình thức kỷ luật hoặc chuyển công tác. Cứ làm nghiêm vậy, xây dựng đô thị sẽ đi vào nền nếp", Luật sư Diện nói.
Theo tìm hiểu của PV, trước đó, ngày 21/11/2017, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo số 2923/TB-TTCP thông báo Kết luận thanh tra quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án khu nhà ở, khu đô thị, giai đoạn từ 2002 – 2014, trong đó có tên dự án Thành phố Giao lưu.
Tại thông báo Kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ sai phạm nghiêm trọng tại dự án Thành phố Giao lưu do Công ty CP Đầu tư xây dựng Quốc tế Vigeba làm chủ đầu tư.
Cụ thể, phần diện tích đất thuê gồm các lô đất có ký hiệu: CC; HH; THPT; THCS; NT; P với tổng diện tích khoảng 170.759 m2, Thành phố Hà Nội và chủ đầu tư chưa ký hợp đồng cho thuê đất và chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, vi phạm Luật Đất đai. Điều chỉnh quy hoạch từ phần quy hoạch đất cách ly, đất cây xanh đã cho cống hóa, xây dựng nhà ở thấp tầng để bán.
Với sai phạm nghiêm trọng này, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và giao Chủ tịch UBND TP. Hà Nội kiểm tra, rà soát lại việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ sai quy định, để xử lý nghiêm túc.
Đồng thời, xác định tiền sử dụng đất của dự án theo đúng quy định, thu về ngân sách Nhà nước; tiến hành các thủ tục ký hợp đồng thuê đất và tính tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất thuê, gồm các lô đất có ký hiệu: CC; HH; THPT; THCS; NT; P với tổng diện tích khoảng 170.759 m2.
Điều đáng nói, khi những sai phạm chưa được cơ quan chức năng xử lý dứt điểm thì tại dự án này lại “mọc” lên nhiều căn biệt thự tự ý cơi nới, thay đổi thiết kế, phá vỡ quy hoạch thì hiện nay tại vị trí lô đất vừa kết luận có sai phạm, có hàng chục ngôi nhà thấp tầng đã được Công ty CP Đầu tư xây dựng Quốc tế Vigeba cho triển khai xây dựng. Được biết, trong quá khứ, dự án Thành phố Giao lưu cũng từng bị xử phạt vì xây dựng sai quy hoạch chi tiết.
Theo đó, vào năm 2015, chủ đầu tư tiến hành thi công 4 nhà tạm, dựng khung cột, kèo sắt cao trung bình 3,5 m tại lô đất CC5 để kinh doanh dịch vụ, trong khi đây là ô đất quy hoạch xây dựng chung cư cao tầng. Điều này đã dẫn tới UBND quận Bắc Từ Liêm ra văn bản xử phạt và Công ty CP Đầu tư xây dựng Quốc tế Vigeba với số tiền 40 triệu đồng và công ty phải tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm.
(TN&MT) - Kiến trúc của khu đô thị Thành phố giao lưu đang bị phá vỡ nghiêm trọng khi không còn tính đồng bộ, cảnh quan đô thị bị 'băm nát' nhưng dường như cả...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Trong khuôn khổ Hội nghị về nước của Liên Hợp Quốc năm 2023, ngày 23/3 (giờ địa phương), tại New York, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có các cuộc gặp với Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) Qu Dongyu, Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Natalia Kanem.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
(TN&MT) - Phát biểu tại Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Ngày nước thế giới (22/3), Ngày Khí tượng thế giới (23/3) và Chiến dịch giờ trái đất năm 2023, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng với sự chuẩn bị chu đáo của Việt Nam, tất cả đã sẵn sàng và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu ngày một tốt hơn.
Ngày 24/3, tại khu vực Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023.
(TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát...
Thời gian qua, Luật Khoáng sản đã được cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế tăng cường phổ biến đến người dân, doanh nghiệp, qua đó giúp người dân có cơ sở phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Tài nguyên nước - Thủy Nguyễn- Ảnh: Nguyễn Tuyến - 17:06 24/03/2023
(TN&MT) - Huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng hôm nay đã có cuộc sống không khác là bao so với đất liền...điều này có được là nhờ những kỹ sư của Trung tâm Quy hoạch điều tra tài nguyên nước Quốc gia 5 năm trước đã đến đây khơi nguồn...
Cùng với duy trì phát huy thế mạnh các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương, thời gian qua huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, đưa nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ vào áp dụng. Qua thực tế những mô hình này...
Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng...
Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây...
TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại,...
(TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà...
(TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua,...
(TN&MT) - Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa công bố báo cáo cho thấy nước có thể khơi mào cuộc chiến, dập tắt lửa và là chìa khóa cho sự sống còn của con người, nhưng việc đảm bảo quyền tiếp cận nước cho tất cả mọi người chủ yếu phụ thuộc vào...
Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo...
(TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao...
(TN&MT) - Với lợi thế mặt nước ở vùng lòng hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Quảng Ngãi xác định bên cạnh việc triển khai các mô hình nuôi cá nước ngọt, nơi đây còn có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo việc làm,...
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa xử phạt một cá nhân số tiền 235 triệu đồng do thực hiện tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.