Tỉnh Central Kalimantan trên đảo Borneo đã bị tàn phá vào năm ngoái do các vụ cháy rừng. Ảnh: AFP |
“Tuyên bố này được đưa ra khi Indonesia mở rộng quy mô bảo vệ cho một số khu rừng nhiệt đới quan trọng nhất thế giới. Nhóm nghiên cứu chỉ rõ các vụ cháy rừng và giúp kiểm soát chúng cho biết ngân sách đã giảm một nửa do tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế”, một quan chức của Bộ Môi trường Indonesia trao đổi với Reuters vào tháng trước.
Tỉnh Central Kalimantan cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ diễn ra cho đến ngày 28/9. Mức độ khẩn cấp đang ở giai đoạn “cảnh báo” đầu tiên - kêu gọi tăng cường tuần tra và nỗ lực dập lửa sớm.
“Những nỗ lực giảm thiểu cháy rừng đang được tiến hành vì hầu hết mọi khu vực ở miền Trung Kalimantan đều bước vào mùa khô vào tháng 7”, ông Alpius Patanan, một quan chức của cơ quan giảm nhẹ thiên tai tỉnh Central Kalimantan cho biết.
Kiki Taufik, người đứng đầu chiến dịch rừng Greenpeace tại Indonesia cho rằng việc cắt giảm ngân sách có thể dẫn đến các vụ cháy rừng nguy hiểm hơn và các cộng đồng còn lại phải tự mình chiến đấu với chúng.
“Các điểm nóng cháy rừng có thể lớn hơn và lan sang các vùng đất than bùn xa xôi, đặc biệt là ở các khu vực bị cháy từ năm 2019 chưa được khôi phục. Và khói mù có thể dày hơn hoặc tương tự như năm ngoái” - ông Taufik nhấn mạnh.
Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới và mỗi năm, các vụ cháy rừng có liên quan đến các hoạt động đốt nương làm rẫy. Năm ngoái, các vụ cháy rừng lớn gây thiệt hại, thiêu rụi 1,6 triệu ha rừng và đất than bùn.
Phần lớn dầu cọ của Indonesia được trồng ở vùng Kalimantan giàu rừng, còn được gọi là Indonesia Borneo cũng như trên đảo Sumatra.
Các nhà môi trường học cho biết ngành công nghiệp dầu cọ Indonesia là một trong những “động lực” hàng đầu của nạn phá rừng cũng đang hủy hoại môi trường sống của các loài có nguy cơ tuyệt chủng như hổ Sumatra và đười ươi.