(TN&MT) - Với những ai một lần được ghé thăm các gia đình thuộc phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội chắc hẳn đều ấn tượng với không gian của những bức tường, khu lan can, sảnh nhà hay một góc sân tại đây.
Ấn tượng là bởi xung quanh những khu vực này đều được người dân trang trí, tô điểm bằng các chậu hoa nhỏ xinh khoe sắc và điều bất ngờ hơn là những chậu hoa xinh xắn đó đều được làm ra từ các loại vật liệu phế thải, vật dụng tưởng chừng như đã bỏ đi như can nhựa, can dầu, nước giặt hay nước xả vải...
Ý tưởng sáng tạo độc đáo, đặc sắc nói trên được khởi xướng và bắt nguồn từ bà Bà Vũ Thị Thanh Thúy – Một người dân sinh sống tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy. Trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường Bà Thúy cho biết: Xuất phát từ thực trạng một số hộ dân sinh sống cạnh gia đình có nghề thu mua và tái chế các loại phế thải từ các loại can nhựa, can dầu, can nước...
Việc tái chế này theo tôi thấy là hết sức lãng phí, đồng thời còn gây những tác động ngược đến môi trường xung quanh, khi các các cơ sở này tái chế các đồ phế thải thành hạt nhựa, thậm chí đó là chưa kể đến một số đối tượng xấu lợi dụng các đồ phế thải này tái sản xuất thành các chai dầu ăn, nước giặt, nước xả vải tuồn ra thị trường bán kiếm lời...
Từ thực tế trên, đặc biệt kết hợp với cuộc vận động sáng tạo và tiết kiệm đồ tái chế của UBND quận Cầu Giấy hướng đến chào mừng ngày môi trường thế giới 5/6. Vì vậy, tôi đã hình thành ý tưởng biến những đồ phế thải này thành những chậu hoa nhỏ xinh, đa dạng nhiều màu sắc.
Khơi nguồn với ý tưởng đó Bà Vũ Thị Thanh Thúy đã không ngần ngại quyết định đầu tư thu mua lại các loại can này về tái chế thành những chậu hoa, khéo léo tận dụng cả hai đâu của chiếc can để làm thành các chậu hoa.
Bà Thúy chia sẻ cách làm: Nguyên liệu để làm lên một chậu hoa rất đơn giản, trong đó bao gồm các loại can đã qua sử dụng, một chiếc kéo, đất và một số loài hoa như hoa cúc chi, mười giờ, dạ yến thảo… là có thể chế biến thành các chậu nhựa xanh, đỏ, vàng, trắng khoe sắc. Ước tính mỗi chậu nhựa này có thể cao chừng 15 cm, sau đó cắt ngọt thành hình diềm răng cưa, đồng thời dùng mũi khoan, khoan các lỗ phía đáy chậu làm thành các đường thoát nước, cùng với đó là khoan hai lỗ trên đỉnh chậu tạo thuận lợi khi treo trên giàn hay lan can.
Bà Đỗ Thị Minh Lam – Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ quận Cầu Giấy cho biết: Ý tưởng của Bà Vũ Thị Thanh Thúy khởi xướng thực sự là một “công trình nghệ thuật – vì môi trường”, ngoài ra khi đưa ý tưởng này ra thực tế tại phường Quan Hoa, được lãnh đạo của UBND phường và các chị em trong Hội phụ nữ phường nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ sáng kiến trên.
Từ ý tưởng ban đầu đó UBND phường Quan Hoa đã phát động trong các cấp Hội phụ nữ từ phường đến khu dân cư và cuối cùng là các tổ dân phố trên địa bàn triển khai sâu rộng tới 100% cán bộ hội viên. Để rồi sau đó nhân rộng thành phong trào “Sử dụng đồ tái chế trồng cây xanh”. Không chỉ dừng lại ở đó hiện ý tưởng vì môi trường xanh này còn tiếp tục nhân rộng ra 250 chi hội phụ nữ trong toàn địa bàn quận Cầu Giấy cùng tham gia thực hiện.
Hằng ngày, chị em phụ nữ các phường trong quận vẫn thường xuyên tiến hành thu gom và phân loại rác thải, tái chế thành các bình, hộp để trồng hoa, cây xanh. Sản phẩm của những chậu hoa này đều được trang trí ở các điểm vui chơi công cộng, nhà họp tổ dân phố, UBND phường và trong khuôn viên các gia đình... Bên cạnh đó, ý tưởng sáng tạo vì môi trường trên còn được lãnh đoaọ UBND quận Cầu Giấy đánh giá cao và coi đây là một trong những sản phẩm tiêu biểu của quận trong nỗ lực tái chế các nguồn rác thải đã qua sử dụng thành đồ vật hữu ích cho cuộc sống.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng như hiện nay, bên cạnh đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, thì việc hiện thực hóa, nhân rộng nhiều sáng kiến và khuyến khích người dân tham gia tái chế, tái sử dụng các loại phế thải là điều rất cần làm. Trường hợp ý tưởng sáng tạo từ phế thải thành chậu hoa của bà Bà Vũ Thị Thanh Thúy đã cho thấy rõ điều này.
Ở đây đã có sự kết hợp hài hòa giữa chủ chương phát động sáng tạo vì môi trường của quận Cầu Giấy và thực trạng rác thải, phế thải mà người dân đã có ý tưởng sáng tạo độc đáo. Do đó, có thể nói ý tưởng sáng tạo trên đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế các loại phế thải ra môi trường. Không chỉ có vậy sáng kiến trên còn góp phần làm đẹp hơn cho mỗi gia đình, mỗi khu phố và làm đẹp hơn cuộc sống này.
Ấn tượng là bởi xung quanh những khu vực này đều được người dân trang trí, tô điểm bằng các chậu hoa nhỏ xinh khoe sắc và điều bất ngờ hơn là những chậu hoa xinh xắn đó đều được làm ra từ các loại vật liệu phế thải, vật dụng tưởng chừng như đã bỏ đi như can nhựa, can dầu, nước giặt hay nước xả vải...
Ý tưởng sáng tạo độc đáo, đặc sắc nói trên được khởi xướng và bắt nguồn từ bà Bà Vũ Thị Thanh Thúy – Một người dân sinh sống tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy. Trao đổi với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường Bà Thúy cho biết: Xuất phát từ thực trạng một số hộ dân sinh sống cạnh gia đình có nghề thu mua và tái chế các loại phế thải từ các loại can nhựa, can dầu, can nước...
Việc tái chế này theo tôi thấy là hết sức lãng phí, đồng thời còn gây những tác động ngược đến môi trường xung quanh, khi các các cơ sở này tái chế các đồ phế thải thành hạt nhựa, thậm chí đó là chưa kể đến một số đối tượng xấu lợi dụng các đồ phế thải này tái sản xuất thành các chai dầu ăn, nước giặt, nước xả vải tuồn ra thị trường bán kiếm lời...
Từ thực tế trên, đặc biệt kết hợp với cuộc vận động sáng tạo và tiết kiệm đồ tái chế của UBND quận Cầu Giấy hướng đến chào mừng ngày môi trường thế giới 5/6. Vì vậy, tôi đã hình thành ý tưởng biến những đồ phế thải này thành những chậu hoa nhỏ xinh, đa dạng nhiều màu sắc.
Khơi nguồn với ý tưởng đó Bà Vũ Thị Thanh Thúy đã không ngần ngại quyết định đầu tư thu mua lại các loại can này về tái chế thành những chậu hoa, khéo léo tận dụng cả hai đâu của chiếc can để làm thành các chậu hoa.
Bà Thúy chia sẻ cách làm: Nguyên liệu để làm lên một chậu hoa rất đơn giản, trong đó bao gồm các loại can đã qua sử dụng, một chiếc kéo, đất và một số loài hoa như hoa cúc chi, mười giờ, dạ yến thảo… là có thể chế biến thành các chậu nhựa xanh, đỏ, vàng, trắng khoe sắc. Ước tính mỗi chậu nhựa này có thể cao chừng 15 cm, sau đó cắt ngọt thành hình diềm răng cưa, đồng thời dùng mũi khoan, khoan các lỗ phía đáy chậu làm thành các đường thoát nước, cùng với đó là khoan hai lỗ trên đỉnh chậu tạo thuận lợi khi treo trên giàn hay lan can.
Bà Đỗ Thị Minh Lam – Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ quận Cầu Giấy cho biết: Ý tưởng của Bà Vũ Thị Thanh Thúy khởi xướng thực sự là một “công trình nghệ thuật – vì môi trường”, ngoài ra khi đưa ý tưởng này ra thực tế tại phường Quan Hoa, được lãnh đạo của UBND phường và các chị em trong Hội phụ nữ phường nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ sáng kiến trên.
Từ ý tưởng ban đầu đó UBND phường Quan Hoa đã phát động trong các cấp Hội phụ nữ từ phường đến khu dân cư và cuối cùng là các tổ dân phố trên địa bàn triển khai sâu rộng tới 100% cán bộ hội viên. Để rồi sau đó nhân rộng thành phong trào “Sử dụng đồ tái chế trồng cây xanh”. Không chỉ dừng lại ở đó hiện ý tưởng vì môi trường xanh này còn tiếp tục nhân rộng ra 250 chi hội phụ nữ trong toàn địa bàn quận Cầu Giấy cùng tham gia thực hiện.
Hằng ngày, chị em phụ nữ các phường trong quận vẫn thường xuyên tiến hành thu gom và phân loại rác thải, tái chế thành các bình, hộp để trồng hoa, cây xanh. Sản phẩm của những chậu hoa này đều được trang trí ở các điểm vui chơi công cộng, nhà họp tổ dân phố, UBND phường và trong khuôn viên các gia đình... Bên cạnh đó, ý tưởng sáng tạo vì môi trường trên còn được lãnh đoaọ UBND quận Cầu Giấy đánh giá cao và coi đây là một trong những sản phẩm tiêu biểu của quận trong nỗ lực tái chế các nguồn rác thải đã qua sử dụng thành đồ vật hữu ích cho cuộc sống.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng như hiện nay, bên cạnh đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, thì việc hiện thực hóa, nhân rộng nhiều sáng kiến và khuyến khích người dân tham gia tái chế, tái sử dụng các loại phế thải là điều rất cần làm. Trường hợp ý tưởng sáng tạo từ phế thải thành chậu hoa của bà Bà Vũ Thị Thanh Thúy đã cho thấy rõ điều này.
Ở đây đã có sự kết hợp hài hòa giữa chủ chương phát động sáng tạo vì môi trường của quận Cầu Giấy và thực trạng rác thải, phế thải mà người dân đã có ý tưởng sáng tạo độc đáo. Do đó, có thể nói ý tưởng sáng tạo trên đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế các loại phế thải ra môi trường. Không chỉ có vậy sáng kiến trên còn góp phần làm đẹp hơn cho mỗi gia đình, mỗi khu phố và làm đẹp hơn cuộc sống này.